Tài sản dự trữ thanh khoản và huy động của ACB từ 2007-2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 64 - 67)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm Dự trữ thanh khoản Nhận tiền gửi và đi vay

Tiền mặt

Tiền gửi và cho vay tại NHNN và TCTD khác

Đầu tư chứng khoán

Tiền gửi và vay NHNN, TCTD Tiền gửi khách hàng 2007 7.152 21.684 9.636 7.648 55.283 Tổng 38.472 62.931 2008 9.308 28.309 25.024 9.901 64.216 Tổng 62.641 74.117 2009 3.497 38.441 33.020 20.706 86.919 Tổng 74.958 107.625 2010 10.884 36.867 49.490 37.581 106.936 Tổng 97.241 144.517 2011 8.710 86.359 27.172 41.244 142.219 Tổng 122.241 183.463

(Nguồn báo cáo tài chính ACB từ năm 2007 đến 2011)

Kết quả cho thấy, các ACB dự trữ một lượng thanh khoản cần thiết nhằm dự phòng trong trường hợp xảy ra rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, so sánh với mức vốn đi vay và nhận tiền gửi từ NHNN và TCTD khác cho thấy, ACB có xu hướng sử dụng chiến lược quản lý tài sản “Nợ” để trang trải cho nhu cầu thanh khoản khi đến hạn. Điều này có nhiều lợi thế trong việc giảm được chi phí cơ hội cho lượng dự trữ thanh khoản để đề phịng rủi ro thanh khoản, đồng thời, ngân hàng có thể lựa chọn vay khi thực sự cần vốn và không làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu tài sản “Có”, nhưng làm thay đổi kết cấu tài sản “Nợ”. Hay nói cách khác, mọi điều chỉnh của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản chỉ diễn ra bên tài sản “Nợ”. Tuy nhiên, chính việc sử dụng biện pháp quản lý tài sản “Nợ”một cách thiếu kiểm soát và mất cân bằng đối với bên tài sản “Có” thì hồn tồn có thể đẩy ACB đến bờ vực rủi ro thanh khoản.

ACB cũng triển khai thực hiện xây dựng và phân tích những tình huống về tình hình thanh khoản trong tương lai nhằm đảm bảo khả năng có thể ứng phó kịp thời. Một phân tích cụ thể hơn về khả năng thanh khoản tương lai sử dụng phương pháp giả định tình huống để dự đốn thay đổi của các luồng tiền trong các điều kiện khác. Điều quan trọng trong phương pháp này là nắm bắt được xu hướng của nền kinh tế và thị trường cùng với sử dụng kinh nghiệm quá khứ về những vấn đề như mức độ quay vòng các khoản tiền gửi có kỳ hạn khi đến hạn. Những giả định mà ngân hàng cần đặt ra để dự đoán luồng tiền sẽ bao gồm:

 Trong điều kiện thị trường bình thường, giả định các khách hàng của ngân hàng sẽ quay vòng tiền gửi và các khoản cho vay một cách bình thường. Trường hợp này giả định ngân hàng chỉ thực hiện những hoạt động bình thường để tài trợ cho các khoản thiếu hụt hay đầu tư các khoản tiền thặng dư.

 Điều kiện suy thoái, chẳng hạn lo ngại phát sinh từ cuộc khủng hoảng quốc gia tạo ra nhu cầu rút vốn rất lớn trong nhân dân. Cần có một kế hoạch dự phịng chỉ ra trong tình huống khẩn cấp này, ngân hàng có nguồn tiền nào để bù đắp.

2.2.3.6 Quản trị rủi ro thanh khoản tại hội sở trên cơ sở mua bán vốn

ACB thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản tồn hệ thống tại hội sở thơng qua quản lý vốn tập trung theo cơ chế mua bán vốn nội bộ. Trong cơ chế quản lý này, việc “vay-gửi ”vốn được thay thế bằng “mua-bán” vốn giữa các chi nhánh và Phòng Kinh doanh vốn của hội sở, cùng với hoạt động này thì rủi ro thanh khoản được chuyển về hội sở chính. Trong quản trị rủi ro thanh khoản, hội sở mua toàn bộ vốn của các chi nhánh và chỉ bán lại số vốn cần thiết cho các chi nhánh này, công việc này chỉ được thực hiện “đối ứng” tại trung tâm vốn, sự dịch chuyển của dịng tiền chỉ mang tính danh nghĩa. Do đó khi có nhu cầu thanh tốn khoản tiền gửi cho khách hàng hay giải ngân khoản vay, các chi nhánh chỉ cần thực hiện “mua vốn” với hội sở đồng nghĩa với số dư vốn của chi nhánh tại hội sở bị giảm đi mà chi nhánh không cần quan tâm tới việc tự tìm nguồn vốn để thanh tốn tức là khơng cần tự quản trị rủi ro thanh khoản. Như vậy rủi ro thanh khoản được chuyển đến hội sở,

Phòng Kinh doanh Nguồn Vốn tại hội sở phải theo dõi lượng mua và bán vốn từ đó tính tốn, nhận biết và đo lường rủi ro thanh khoản cả hệ thống và có những biện pháp kịp thời để đáp ứng thanh khoản khi cần thiết. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro thanh khoản tiềm ẩn, các chi nhánh bị hạn chế bởi một số giới hạn khi thực hiện mua bán vốn với hội sở như: Hạn mức thanh toán (số tiền tối đa cho một giao dịch “mua vốn”), hạn mức chênh lệch ròng ( mức dư âm tối đa trên tài khoản điều chuyển vốn nội bộ).

2.2.3.7 Tuân thủ các quy định của NHNN các vấn đề liên quan đến rủi ro thanh khoản.

Phương châm của ACB là phát triển bền vững, chính vì vậy mà ACB tn thủ chặt chẽ các quy định của NHNN về đảm bảo an tồn nói chung và an tồn rủi ro thanh khoản nói riêng. ACB ln tn thủ đúng về mức dự trữ bắt buộc của NHNN theo từng thời kì. Bên cạnh đó ACB cịn có một lượng dự trữ hợp lý cho dự phịng và cho các hoạt động thanh tốn liên ngân hàng. ACB cũng ln duy trì tốt các tỷ lệ về an toàn vốn và vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của NHNN theo từng thời kì (quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, thơng tư số 13/2010/TT-NHNN) góp phần cùng các TCTD Việt Nam nắm bắt và thực hiện tốt theo Basel 1, Basel 2 và sắp tới là Basel 3

So với mức vốn điều lệ tối thiểu mà NHNN quy định, thì vốn điều lệ của ACB cao hơn rất nhiều và so với vốn điều lệ của các ngân hàng TMCP khác vốn điều lệ của ACB luôn thuộc top đầu. Tính đến năm 2011, vốn điều lệ của ACB đạt 9.376 tỷ đồng, vượt mức quy định tối thiểu cần đạt được hơn 3.000 tỷ đồng , gấp 2 lần mức quy định. Hệ số an toàn vốn (CAR) ACB cũng luôn cao hơn 9%, đặc biệt vào năm 2007 hệ số CAR của ACB là 16,19%, vượt so với mức quy định 5,19%. Điều này đảm bảo cho ACB một vùng đệm vững chắc để bù đắp cho các tổn thất lớn nghiêm trọng gây ra bởi rủi ro thanh khoản nói riêng và rủi ro nói chung, tránh được việc mất khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ phá sản. Tỷ lệ khả năng chi trả của ACB rất cao, so với mức tỷ lệ giữa tài sản “Có” và tài sản “Nợ” trong 7 ngày

tiếp theo theo quy định phải đạt 1, thì tỷ lệ này của ACB cao hơn rất nhiều so với quy định. Khẳng định một khả năng thanh khoản rất tốt và an tồn thanh khoản cao

Thêm vào đó ACB hầu như khơng phải sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Hiện nay việc sử dùng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, dẫn đến chênh lệch kì hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay đang là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản ở các NHTM. ACB cũng ln duy trì tốt tỷ lệ dư nợ và nguồn vốn huy động dưới 80% như theo quy định của NHNN. Tỷ lệ dư nợ và nguồn vốn huy động của ACB cao nhất vào năm 2010 cũng chỉ ở mức 50,2%, thấp hơn rất nhiều so với mức quy định dưới 80%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)