Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 44)

6. Mở đầu

2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại ACB

2.2.1. Cơ sở pháp lý chi phối hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM.

Đã có nhiều chuẩn mực quốc tế và các quyết định, thông tư làm cơ sở pháp lý cho các hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTM như quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5, quyết định 457/2005/QÐ-NHNN, thông tư số 13/TT- NHNN..v.v.v…

2.2.1.1 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN

Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN của NHNN ra ngày 19/04/2005 quy định về các bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. Quyết định gồm 21 điều

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Vay NHNN 654.630 0 10.256.943 9.451.677 6.530.305

Tỷ trọng 0,87% 0% 7,62% 5,16% 2,78%

Tiền gửi và tiền vay các

TCTD khác 6.994.030 9.901.891 10.449.828 28.129.963 34.714.041

Tỷ trọng 9,33% 10,86% 7,77% 15,36% 14,8%

Tiền gửi của khách hàng 55.283.104 64.216.949 86.919.196 106.936.611 142.218.091

Tỷ trọng 73,77% 70,43% 64,62% 58,39% 60,65% Huy động khác 322.512 298.865 293.655 379.768 332.318 Tỷ trọng 0,43% 0,33% 0,2% 0,2% 0,14% Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi 11.688.796 16.755.825 26.582.588 38.234.151 50.708.499 Tỷ trọng 15,6% 18,38 % 19,79% 20,89% 21,63% Tổng 74.943.072 91.173.530 134.502.210 183.132.170 234.503.254 Tăng trƣởng huy động - 21,66% 47,52% 36,16% 28,05%

trong đó định rõ các loại vốn của NHTM, tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu , giới hạn tín dụng đối với một khách hàng, tỷ lệ về khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn, giới hạn góp vốn mua cổ phần.

Theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN thì các TCTD, trừ chi nhánh ngân hàng nước ngồi, phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản "Có" rủi ro.

Về giới hạn tín dụng quyết định 457/2005/QĐ-NHNN quy định như sau: Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD. Tổng dư nợ cho vay của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng được vượt q 50% vốn tự có của TCTD, trong đó mức cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá tỷ lệ 15% vốn tự có của TCTD, tổng mức cho vay và bảo lãnh của TCTD đối với một nhóm khách hàng có liên quan khơng được vượt quá 60% vốn tự có của TCTD, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với một khách hàng tối đa không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngồi.

Về tỷ lệ khả năng chi trả quyết định 457/2005/QĐ-NHNN cũng quy định cụ thể như sau: Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản "Có" có thể thanh tốn ngay và các tài sản "Nợ" sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo, tỷ lệ tối thiểu bằng 1 giữa tổng tài sản "Có" có thể thanh tốn ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo.

Cũng theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN thì các tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn mà các NHTM được sử dụng để cho vay trung và dài hạn là 40% và 30% đối với các TCTD khác. Theo đó quyết định này cũng quy định mức đầu tư vào một khoản đầu tư thương mại của TCTD tối đa không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp, quỹ đầu tư hoặc 11% giá trị dự án đầu tư, tổng mức đầu tư trong tất cả các khoản đầu tư thương mại của TCTD không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của TCTD nêu trên phải được NHNN chấp thuận trước bằng

văn bản với điều kiện khoản đầu tư đó là hợp lý và TCTD đã chấp hành các tỷ lệ an tồn trong hoạt động ngân hàng, có tỷ lệ nợ xấu (NPL) từ 3% tổng dư nợ trở xuống.

2.2.1.2 Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN và các thông tƣ sửa đổi liên quan

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (sau đây gọi tắt là Thông tư 13) quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD được NHNN Việt Nam ban hành ngày 20/5/2010, có hiệu lực từ ngày 01/10/2010. Thông tư 13 gồm 22 điều, đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến mức độ an tồn của các TCTD, trong đó có 3 điểm mấu chốt gồm: (1) Tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR), (2) hạn chế việc tham gia của các NHTM vào các hoạt động liên quan đến chứng khoán và kinh doanh bất động sản, (3) tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản của các TCTD. Sau khi cân nhắc các ý kiến liên quan đến qui định tại Thông tư 13, ngày 27/9/2010, NHNN đã ban hành Thông tư số 19/2010/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13. Liên quan đến các Thông tư này, ngày 30/8/2011, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Thông tư số 22/2011/TT-NHNN. Theo đó, NHNN chính thức hủy bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại Thông tư 13, được sửa đổi, bổ sung bởi Thơng tư 19. Bên cạnh đó, Thơng tư số 22 cũng điều chỉnh hệ số rủi ro đối với một số tài sản “Có” bằng ngoại tệ khi tính tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu. Về cơ bản, Thơng tư 13 và các thơng tư sửa đổi có liên quan được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một bước chuyển biến tích cực trong q trình phát triển hệ thống tài chính Việt Nam.

Một số điểm tích cực của thơng tƣ 13

 Quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn huy động được cấp tín dụng tại điều 18 nhằm tránh việc các TCTD rơi vào tình trạng mất thanh khoản khi sử dụng vốn quá mức, nhất là việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn và không ổn định (vốn trên thị trường cấp 2) để cho vay hay đầu tư dài hạn.

 Thông tư 13 đã giới hạn khá chặt chẽ việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các NHTM nhằm tách biệt rõ hoạt động của một ngân hàng đơn năng và đa năng, đồng thời hạn chế việc các

ngân hàng tham gia vào các hoạt động mang tính rủi ro cao trong khi khả năng quản trị rủi ro của nhiều TCTD Việt Nam đang ở mức thấp.

 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, điều 4 của Thông tư 13 nêu rõ, nâng tỷ lệ an toàn vốn từ 8% lên 9% cùng với quy định về vốn pháp định tối thiểu theo Nghị định 141/2006/NÐ-CP (3.000 tỷ đồng) là cơ sở hết sức quan trọng để nâng cao tiềm lực tài chính của các ngân hàng. Cũng theo điều 4 Thông tư 13, các TCTD phải thực hiện báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật, ngồi việc duy trì tỷ lệ an tồn vốn riêng lẻ theo quy định nói trên, phải đồng thời duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và công ty trực thuộc

2.2.2. Quy định về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ACB 2.2.2.1 Tổ chức hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Do vậy rủi ro thanh khoản được ngân hàng quan tâm đặc biệt. Quản trị rủi ro thanh khoản tại ACB được thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản trị trị rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Kể từ khi thành lập và đi vào hoạt động, ngân hàng ln đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và tuân thủ tốt các quy định về thanh khoản của NHNN. Hội đồng ALCO, Ban điều hành ngân quỹ, Phòng Quản lý rủi ro tùy theo phân cấp có trách nhiệm đưa ra những đánh giá định tính, định lượng thanh khoản, xây dựng khung quản trị rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản được thực hiện thống nhất trên toàn hệ thống của ACB, với trung tâm là Phòng Kinh doanh vốn. Cơ cấu và chức năng Phịng Kinh doanh Vốn được trình bày ở Phụ lục 1

Quản trị rủi ro thanh khoản tại ACB đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cụ thể sau:

 Tuân thủ nghiêm các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng.

 Duy trì tỷ lệ tối thiểu 25% giữa giá trị các tài sản “Có” có thể thanh tốn ngay và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian một tháng tiếp theo.

 Duy trì tỷ lệ tối thiểu bằng một (1) giữa tổng tài sản “Có” có thể thanh tốn ngay trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo và tổng tài sản “Nợ” phải thanh toán trong khoảng thời gian bảy (7) ngày làm việc tiếp theo.

 Tuân thủ các hạn mức thanh khoản quy định trong chính sách quản lý rủi ro thanh khoản do Hội đồng ALCO quy định.

 Tổng hợp và phân tích động thái của khách hàng gửi tiền, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng và các hoạt động có rủi ro vốn.

ACB cũng thiết lập các định mức thanh khoản như là một cơng cụ dự phịng tài chính để ứng phó với các đột biến về thanh khoản. Căn cứ khả năng thanh toán ngay và khả năng chuyển đổi thành thanh toán ngay, định mức thanh khoản chia làm bốn (4) cấp độ từ thấp đến cao.

Trong mỗi cấp độ sẽ quy định rõ các loại thanh khoản. Kế hoạch thanh khoản dự phòng được thể hiện bằng văn bản và được Hội đồng ALCO xem xét cập nhật hàng tháng.

Ngoài ra, ngân hàng cũng xây dựng kế hoạch ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản nhằm cung cấp cho lãnh đạo, trưởng các đơn vị, bộ phận và các nhân viên phương cách quản lý và ứng phó khi xảy ra sự cố thanh khoản. Các bước có quan hệ mật thiết với nhau trong q trình ứng phó tình trạng khẩn cấp thanh khoản, bao gồm:

 Xây dựng kế hoạch: Định nghĩa phân loại sự cố, mơ phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên cơng việc hàng ngày kể cả ngồi giờ làm việc. Kế hoạch phải được xem xét cập nhật ít nhất sáu (6) tháng một lần.

 Thực hiện hành động ứng phó có hệ thống.

 Kiểm sốt phương thức quản lý tình trạng khẩn cấp: Quản lý mọi hành động trong thời gian xảy ra sự cố, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình.

Kế hoạch ứng phó cũng bao gồm việc định nghĩa các mức độ khẩn cấp của thanh khoản và các biện pháp ngăn chặn, các định mức thanh khoản có thể sử dụng, các nguồn lực có thể huy động bao gồm cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngồi để ngăn chặn và đối phó với sự cố thanh khoản. Kế hoạch cũng quy định sơ đồ thông tin liên lạc đa chiều từ nhân viên đến lãnh đạo, và ra bên ngoài, cũng như phương tiện thông tin liên lạc và mức độ duy trì liên lạc. ACB đã và đang triển khai tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cổ đơng nước ngồi về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro về thanh khoản.

2.2.2.2 Quy trình quản lý thanh khoản của ACB

Quản lý thanh khoản là hoạt động của ACB nhằm quản lý tính thanh khoản

trong hệ thống ACB, kiểm sốt chi phí cơ hội của nguồn vốn, ứng phó với bất kỳ tình huống nào đe dọa đến khả năng thanh khoản của ngân hàng

Bƣớc 1: Nhận nhu cầu thanh khoản:

 Tiếp nhận thông tin về nhu cầu thanh tốn (loại tiền VND, USD) từ các đơn vị thơng qua hệ thống điện thoại/fax/lotus.

 Nhận thông tin các khoản nộp/rút, đi về trong ngày do Phòng Kinh doanh Ngoại hối/ Phòng Kinh doanh Vàng/ Quản lý quỹ/ Phòng Kế tốn thơng báo trực tiếp hay qua hệ thống điện thoại/fax/lotus

Bƣớc 2: Tổng hợp nhu cầu

Nhân viên Phòng Kinh doanh vốn tổng hợp nhu cầu thanh toán, các khoản nộp/rút, đi/về vào bảng báo cáo các giao dịch phát sinh trong ngày.

Bƣớc 3: Cân nguồn

 Căn cứ vào bước 2, bộ phận liên ngân hàng thực hiện cân đối nguồn (nhận/gửi) trên thị trường liên ngân hàng

 Căn cứ vào kết quả thực hiện giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, trong trường hợp thị trường liên ngân hàng khơng đáp ứng được nhu cầu thanh tốn của các đơn vị. Phòng Kinh doanh vốn phối hợp với Phòng Kinh doanh Ngoại hối/Phòng Kinh doanh Vàng/ Phòng Quản lý Quỹ thực hiện các giao dịch cần thiết để đảm bảo nhu cầu thanh toán cho đơn vị

Bƣớc 4: Kết thúc quy trình quản lý thanh khoản Bƣớc Nội dung thực hiện Rủi ro

nhận diện

Ngƣời thực hiện

Kết quả công việc

1 Khơng có

rủi ro

CV/NV P.KDV

Thơng tin được thu thập

2 Khơng có

rủi ro

CV/NV P.KDV

Thơng tin được cập nhật chính xác

3 Khơng có

rủi

CV/NV P.KDV

Cân đối nguồn vốn

4 Khơng có

rủi

CV/NV P.KDV

Kết thúc

Hình vẽ 2.1 Quy trình quản lý thanh khoản

2.2.3. Tình hình thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản tại ACB.

Trong 20 năm xây dựng và hoạt động ACB để đạt được vị trí là một trong những NHTM cổ phần hàng đầu của Việt Nam, ACB đã trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách. ACB được thành lập vào năm 1993, đây là giai đoạn đầu của thời kì chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường . Với mức vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng và 27 nhân viên, đến nay vốn điều lệ ACB khoảng 9.377 tỷ đồng, gần 10.000 nhân viên và tổng tài sản của ACB vào khoảng 281.019 tỷ đồng. Mặc dầu có những giai đoạn hay thời điểm ACB phải đối mặt với nhiều khó khăn trong kinh doanh nói chung và khó khăn về thanh khoản nói riêng. Một trong những giai đoạn khó khăn đó là năm 2003, một nguồn tin thất thiệt về việc Tổng giám đốc ACB, ông Phạm Văn Thiệt tham lạm công quỹ và bỏ trốn, ACB đã phá sản. Ban Tổng giám đốc ACB hoàn im lặng trước tin đồn càng làm tâm lý lo ngại trong khách hàng trở lên mạnh mẽ. Hậu quả là lượng người đổ xô đến rút tiền tăng vọt, tập trung chủ yếu tại Hội sở trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và chi nhánh tại 30 Mạc Đĩnh Chi (Quận 1). Do lượng người tập trung ở ngân hàng quá đông đã khiến cho tin đồn lan rộng. Các nhân viên ACB đã phải làm việc 24/24 để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. NHNN đã phải vào cuộc, hỗ trợ cho ACB,

Nhận nhu cầu thanh khoản

Tổng hợp nhu cầu

Cân nguồn

cùng với các công báo cam kết của NHNN bác bỏ tin đồn thất thiệt cuối cùng tình hình hoạt động của ACB cũng trở về bình thường. Vượt qua thử thách của năm 2003, ACB phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh, dần trở thành một trong những NHTM cổ phần lớn mạnh nhất Việt Nam. Nhưng gần đây nhất ACB lại phải đối mặt với khó khăn tương tự như năm 2003. Sáng ngày 21/8/2012 trên hàng loạt các báo uy tín của Việt Nam, tin ơng Nguyễn Đức Kiên, ngun Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB bị bắt do liên quan đến sai phạm trong hoạt động kinh doanh tại 3 công ty của ông. Mặc dù Hội đồng sáng lập đã ngừng hoạt động từ trước đó và ông Nguyễn Đức Kiên chỉ sở hữu dưới 5% vốn cổ phần nhưng thông tin này cũng khiến người gửi tiền đến rút tiền tại ACB tăng bất thường. Thêm đó ngày 23/8/2012, ơng Lý Xn Hải nguyên Tổng giám đốc ACB bị khởi tố bắt tạm giam 4 tháng về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 165 - Bộ Luật hình sự càng làm dấy lên lo ngại trong bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)