Tiến hành các hoạt động vận động tuyên truyền hiện tại. Tuy nhiên, trong quá trình vận động cần chú ý, xây dựng khung chương trình giảng dạy phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn cụ thể. Công việc cụ thể như sau:
- Đối với khung chương trình giảng dạy ở giai đoạn 1, Liên Minh Hợp Tác Xã có thể liên kết, tư vấn, hỗ trợ Chi Cục Hợp Tác Xã, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Thoại Sơn, để tiến hành lồng ghép các nội dung vận động tuyên truyền về hợp tác xã vào các nội dung khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp. Nội dung vận động tuyên truyền lồng ghép chủ yếu là trình bày, giải thích, chứng minh tính hiệu quả của kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã. Ngoài ra còn giới thiệu về mô hình tổ chức, hoạt động của hợp tác xã.
- Đối với khung chương trình giảng dạy ở giai đoạn 2, Liên Minh Hợp Tác Xã sẽ tiến hành nghiên cứu, thiết kết những nội dung sẽ trình bày phù hợp với nhận thức và lĩnh vực nông dân có nhu cầu hợp tác. Nội dung giảng giải tập trung chủ yếu là
cách thức tiến hành vận động, quy trình, cách thức thành lập hợp tác xã, xây dựng điều lệ, phương án sản xuất cho hợp tác xã.
- Tích cực, thường xuyên thu thập, nắm rõ về tình hình thực tế của kinh tế hợp tác và hợp tác xã ở các địa phương thông qua các tổ đại diện và các cán bộ mảng kinh tế hợp tác ở cấp huyện, xã. Từ đó đưa ra những hình thức tuyên truyền vận động phù hợp. Hình thức thu thập thông tin cụ thể như sau:
Đối với các tổ đại diện: Thu báo cáo hàng quý các hoạt động khuyến nông (có lồng ghép nội dung tuyên truyền) của tỉnh, huyện thực hiện trên địa bàn. Báo cáo hàng năm về tình hình kinh tế tập thể của huyện, xã. Các báo cáo này sẽ thu vào tháng thứ nhất của quý kế tiếp và quý đầu tiên của năm kế tiếp. Hiện tại, tổ đại diện này do Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Thoại Sơn kiêm nhiệm. Đối với các cán bộ chuyên trách: Thu báo cáo hàngtháng các hoạt động khuyến nông của tỉnh, huyện thực hiện trên địa bàn, thu báo cáo hàng nửa năm về tình hình kinh tế tập thể của huyện, xã. Các báo cáo này sẽ thu nào tuần thứ hai của tháng kế tiếp và tháng thứ nhất của nửa năm kế tiếp.
Tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngủ cán bộ của Liên Minh thông qua các chương trình, chính sách của Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực. Ngoài ra Liên Minh Hợp Tác Xã cần khuyến khích tinh thần học hỏi, cầu tiến, sự tự học của cán bộ Liên Minh Hợp Tác Xã.
4.5.2. Tỉnh ủy, UBND tỉnh An Giang:
Qui định biên chế, phân định trách nhiệm, quyền hạn cho cán bộ chuyên trách mảng kinh tế hợp tác cấp huyện, cán bộ không chuyên trách kinh tế hợp tác cấp xã.
Qui định biên chế, phân định trách nhiệm, quyền hạn đối với cán bộ các Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn trong việc lồng ghép, giảng giải các nội dung vận động tuyên truyền nông dân về hợp tác xã với các nội dung khuyến nông.
4.5.3. Phòng khuyến nông huyện Thoại Sơn:
Kết hợp với Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã lồng ghép các nội dung tuyên truyền vận động vào các hoạt động khuyến nông của Huyện. Kết hợp thực hiện cùng lúc việc nâng cao kỹ thuật canh tác cho nông dân với việc giải thích, chứng minh những lợi ích do mô hình kinh tế hợp tác phát triển. Các công việc cụ thể như sau:
Cử các cán bộ khuyến nông chuyên trách hướng dẫn kỹ thuật của Huyện đi học các lớp đào tạo ngắn hạn về kinh tế hợp tác và mô hình hợp tác xã.
Tiến hành lồng ghép các nội dung tuyên truyền về kinh tế hợp tác vào các nội dung khuyến nông của huyện.
Tăng cường hiệu quả hoạt động thu thập thông tin về kinh tế hợp tác khi làm tổ đại diện cho Liên Minh Hợp Tác Xã. Hiện tại mảng kinh tế hợp tác do Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Thoại Sơn kiêm nhiệm. Trong hoạt động có thể nhờ sự hỗ trợ của phòng kinh tế trong việc thu thập thông tin về kinh tế hợp tác.
Kịp thời phát hiện các hạt nhân tiên phong, có tâm huyết với kinh tế hợp tác, kịp thời báo cho Liên Minh Hợp Tác Xã.
4.5.4. Đài truyền thanh, truyền hình tỉnh An Giang, huyện Thoại Sơn và các
đài truyền thanh của các xã trong huyện:
Tiếp tục kịp thời đăng tải các mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã làm ăn có hiệu quả ở các địa phương.
Tiếp tục hỗ trợ Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã, Sở Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn và các ban ngành có liên quan trong việc phổ biến, tuyên truyền về Luật hợp tác xã và các chủ trương chính sách về hợp tác xã và kinh tế hợp tác, cũng như công tác vận động nông dân vào hợp tác xã. Việc hỗ trợ thông qua các chương trình tìm hiểu Luật hợp tác xã, các vở kịch tâm lý xã hội, cuộc đối thoại với chuyên gia và nông dân để giúp người nông dân thấy rõ lợi ích của kinh tế hợp tác và nâng cao nhận thức về hợp tác xã.
4.5.5. Chính quyền địa phương các xã:
Mạnh dạn yêu cầu phá sản bắt buộc theo luật định đối với các hợp tác xã trên địa bàn hoạt động kém hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến mô hình kinh tế hợp tác.
Tách biệt hoạch động của hợp tác xã với hoạt động của chính quyền địa phương, quản lý, kiểm soát hợp tác xã như các tổ chức kinh tế khác ở địa phương.
Phân công cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của cán bộ không chuyên trách mảng kinh tế hợp tác.
Tiếp tục hỗ trợ Liên Minh Hợp Tác Xã tổ chức các lớp phổ biến kiến thức, tập huấn, các cuộc vận động thông qua việc kịp thời phát hiện các nhóm nông dân có nhu cầu thành lập hợp tác xã. Đồng thới hỗ trợ về địa điểm tuyên truyền và làm cầu nối trung gian giữa Liên Minh Hợp Tác Xã với nông dân.
4.5.6. Các hợp tác xã ở địa phương: Tổ chức Đại Hội Xã Viên đột xuất. Tổ chức Đại Hội Xã Viên đột xuất.
Tiến hành công khai, minh bạch tài chính nhằm khôi phục lòng tin của nông dân đối với Ban Quản Trị và hợp tác xã. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức cơ bản của hợp tác xã, nhất là tính dân chủ và công bằng trong hoạt động cũng như phân phối lợi nhuận của hợp tác xã.
Tổ chức các buổi tuyên truyền, giải thích về luật hợp tác xã cho các xã viên của hợp tác xã, giúp cho xã viên có những kiến thức đầy đủ hơn về hợp tác xã.
Đáp ứng điều kiện nhân viên kế toán có trình độ trung cấp trở lên bằng cách đưa đi đào tạo hoặc thuê.
Cố gằng đa dạng hóa dịch vụ của hợp tác xã cung cấp, làm cho nông dân thấy được việc tham gia vào hợp tác xã sẽ làm tăng tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của nông hộ thông qua việc nhận được các dịch vụ của hợp tác xã. Ngoài ra, hợp tác xã còn làm tăng hiệu quả của phần vốn góp của các xã viên.
Hợp tác xã cần tiếp thu, học hỏi, áp dụng các mô hình làm ăn có hiệu quả ở các địa phương nhằm tìm ra mô hình hoạt động hiệu quả nhất cho hợp tác xã mình.
Chương 5: Kết Luận
5.1. Kết Luận:
5.1.1. Nhận thức của nông dân:
Hiện tại, người nông dân bắt đầu nhận thức được sự cần thiết phải hợp tác liên kết trong sản xuất. Và khâu bơm tưới là khâu theo người nông dân cần sự hợp tác, liên kết nhất. Ngoài ra, nhu cầu hợp tác cũng bắt đầu xuất hiện ở các khâu khác như chăm sóc, thu hoạch, đặc biệt là khâu tiêu thụ nông sản.
Nông dân huyện Thoại Sơn đang hiểu hợp tác xã là một tổ chức của nhà nước, hoạt động vì lợi ích kinh tế và không phải nộp thuế cho nhà nước. Và người nông dân tham gia hợp tác xã chủ yếu nhằm mục đích nhận được những dịch vụ của hợp tác xã cung cấp. Người nông dân hiện tại ít quan tâm nhiều đến lợi nhuận trên vốn góp của mình. Và phần lớn nông dân hiểu rõ việc tham gia hợp tác xã là tự nuyện. Tuy nhiên người nông dân không biết rằng nông dân trong vùng đê bao của hợp tác xã có quyền không tham gia hợp tác xã. Hiện tại đa phần nông dân không có ý định tham gia hợp tác xã (60%). Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ này đã được cải thiện đáng kể và ngày càng có lợi hơn cho mô hình làm ăn hợp tác của huyện nhà.
Một trong những cải thiện đáng kể trong nhận thức là phần lớn nông dân đã hiểu rằng dù có tham gia hợp tác xã thì ruộng đất vẫn thuộc về nông dân. Tuy nhiên, hiện tại nông dân vẫn còn quan niệm rằng tài sản hợp tác xã thuộc quyền sở hữu của Ban Quản Trị hợp tác xã. Đây chính là hậu quả của việc tài chính không minh bạch và sự quan liêu của Ban Quản Trị một số hợp tác xã trong thời gian qua, khiến cho người nông dân hiểu nhầm vấn đề này.
Về quyền và nghĩa vụ của xã viên, ta thấy phần lớn nông dân đã nhận thức được các quyền cơ bản của xã viên. Tuy nhiên nghĩa vụ của các xã viên ít được nông dân nhận thức được. Nguyên nhân chủ yếu do việc xa rời xã viên của Ban Quản Trị hợp tác xã, hợp tác xã hoạt động theo ý kiến chủ quan của một số cá nhân. Điều này làm cho nông quan niệm công việc quản lý hợp tác xã là của riêng Ban Quản Trịhợp tác xã, xã viên chỉ có nghĩa vụ góp vốn và nhận cổ tức khi hợp tác xã hoạt động có lãi.
5.1.2. Giải pháp nâng cao nhận thức:
5.1.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền:
Tiến hành vận động tuyên truyền lồng ghép vào các hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả tuyên truyền. Với khung nội dung phù hợp cho từng địa bàn và từng đối tượng cụ thể
Tiến hành xây dựng mô hình thí điểm và tách biệt hoạt động của hợp tác xã với hoạt động của chính quyền địa phương.
Nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho Liên Minh Hợp Tác Xã.
Qui định biên chế, phân định trách nhiệm quyền hạn cho cán bộ chuyên trách mảng kinh tế hợp tác cấp huyện, xã.
5.1.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã:
Đa dạng hóa dịch vụ cung cấp nhằm nâng cao tiện ích cho xã viên và tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn góp.
Đảm bảo tính dân chủ, công bằng trong hoạt động của hợp tác xã.
Học hỏi, tiếp thu, xây dựng các mô hình làm ăn hiệu quả phù hợp với địa phương.
5.2. Đề xuất:
Để thực hiện được những giải pháp đã đưa ra ở phần trên thì trước tiên Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và các ban ngành có liên quan cần tiếp tục có những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã cụ thể là:
Đào tạo - tập huấn cán bộ cho Liên Minh Hợp Tác Xã An Giang nhằm nâng chất đội ngũ cán bộ của Liên Minh. Ngoài ra, còn phải bổ sung, phân công cụ thể đội ngũ cán bộ chuyên trách mảng kinh tế hợp tác cấp huyện và cán bộ không chuyên trách cấp xã.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác ngắn hạn cũng như dài hạn cho từng thời kỳ cụ thể.
Hỗ trợ Liên Minh, hợp tác xã tiến hành liên kết 4 nhà để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thực hiện các hợp đồng bao tiêu nông sản cho nông dân.
Vế phía Liên Minh:
Liên Minh hợp tác xã An Giang tiếp tục các hoạt động tuyên truyền nông dân về luật hợp tác xã, vận động nông dân vào hợp tác xã, ….
Tiếp tục mở các lớp đào tạo nâng cao trình độ Ban Quản Trị hợp tác xã.
Các hợp tác xã cần phải tiếp tục củng cố hoạt động của mình, bảo đảm tính dân chủ và công bằng trong hoạt động của hợp tác xã, tích cực củng cố và nâng cao trình độ quản lý, điều hành cho Ban Quản Trị hợp tác xã. Trong hoạt động cần có kế hoạch cụ thể, tìm kiếm, xây dựng các mô hình làm ăn hiệu quả cho hợp tác xã.
Bên cạnh đó cần sự hỗ trợ, liên hệ, cộng tác giữa Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã, Sở Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn, phòng Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn huyện Thoại Sơn, các cơ quan ban ngành trong qua xây dựng chính sách, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế hợp tác tránh sự khập khiểng, chồng chéo trong chủ trương và thực hiện. Cũng như việc hỗ trợ trong xây dựng khung nội dung giảng dạy, tuyên truyền nông dân.
Tất cả những việc trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hợp tác, mô hình hợp tác xã của huyện Thoại Sơn nói riêng và An Giang nói chung phát triển trong thời kỳ hội nhập. Việc này sẽ tạo thế và lực cho nông nghiệp Việt Nam có thể đứng vững và phát triển trong thời buổi kinh tế.
Tài Liệu Tham Khảo
Ths. Lưu Thanh Đức Hải, 2004. Bài Giảng Nghiên Cứu Marketing, Đại Học Cần Thơ. Phòng Thống Kê Huyện Thoại Sơn. 2005. Niêm Giám Thống Kê Năm 2005.
UBND Huyện Thoại Sơn. 2005. Báo Cáo số 52/BC.UB-TCKH về Tình Hình Thực Hiện Kinh Tế - Xã Hội 5 Năm 2001 – 2005. Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội 5 Năm Tới 2006 – 2010 Trên Địa Bàn Huệyn Thoại Sơn.
Liên Minh Hợp Tác Xã An Giang. 2006. Báo Cáo số 06/BC.LM về Thực Hiện Đề Án Phát Triển HợP TÁC XÃ Năm 2001 – 2005. Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế Hợp Tác – HợP TÁC XÃ Năm 2006 – 2010.
Ths. Trần Minh Hải. 2006. Tài liệu môn Quản Trị Hợp Tác Xã, Đại Học An Giang. Theo Luật Hợp Tác Xã năm 2004 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trang web Bách Khoa Toàn Thư Mở: http://vi.wikipedia.org/
Trang web tỉnh An Giang: http://www.angiang.gov.vn/
Trang web Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn An Giang: http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/
Báo cáo số 228/BC.SNN.CCHTX của Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn An Giang
Báo cáo Công tác tập huấn cán bộ HTX.NN Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn thực hiện 2003 – 2005.
Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 2005. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm tới 2006 – 2010 trên địa bàn huyện Thoại Sơn.
Phụ Lục 1
1. Phiếu phỏng vấn phát thảo:
Xin chào Ông/bà.
Tôi là Phan Trung Nghĩa, sinh viên khoa KT – QTKD của trường Đại học An Giang. Tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”.
Những ý kiến góp ý, trả lời sẽ được ghi nhận và tạo cơ sở để đưa ra phiếu phỏng vấn chính thức. Những câu trả lời của ông/bà rất quý giá đối với tôi. Rất mong được sự giúp đỡ nhiệt tình của ông/bà.
1. Ông/bà có cần sự hợp tác trong sản xuất nông nghiệp? Nếu có thì cần những khâu
nào? Và khâu nào là quan trọng nhất?
2. Theo ông/bà thì mô hình tổ chức của hợp tác xã là gì?
3. Ông/bà hiểu như thế nào về quan hệ sở hữu trong hợp tác xã?
4. Theo ông/bà việc tham gia làm xã viên hợp tác xã là việc tự nguyện hay bắt buộc? 5. Theo ông/bà thì xã viên hợp tác xã có những quyền gì? Hãy kể các quyền của xã viên