Tiến hành làm thí điểm:

Một phần của tài liệu Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG " docx (Trang 53 - 55)

Người nông dân còn có một đặc điểm là “trăm nghe không bằng mắt thấy”. Do đó, một hình thức tuyên truyền vận động khá hiệu quả là làm thí điểm dựa trên một số mô hình đã thành công. Nếu như, người nông dân tận mắt nhìn thấy được những thuận lợi, những tiện ích, cũng như tính hiệu quả do hợp tác xã mang lại thì khi đó nông dân sẽ mạnh dạn tham gia vào hợp tác xã. Ngoài ra, hợp tác xã làm thí điểm phải đảm bảo tính dân chủ và tuân thủ nghiêm các nguyên tắc cơ bản của mô hình hợp tác xã kiểu mới.

Qua quá trình khảo sát, căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, địa điểm được chọn xây dựng mô hình thí điểm là xã Vĩnh Khánh và thị trấn Núi Sập trên cơ sở củng cố hai hợp tác xã hiện có. Những lý do lựa chọn chủ yếu là:

 Theo đánh giá của Liên Minh Hợp Tác Xã: Hợp tác xã Tây Sơn là hợp tác xã loại trung bình, hợp tác xã Vĩnh Thắng là hợp tác xã loại khá. Ngoài ra, hai hợp tác xã đang vi phạm một số nguyên tắc cơ bản về tổ chức, đặc biệt là nguyên tắc dân chủ. Do đó, việc tiến hành củng cố hai hợp tác xã nông nghiệp hiện có của Huyện là có thể.

 Do địa bàn có hợp tác xã nên người nông dân có nhiều thông tin, hiểu biết hơn về hợp tác xã. Cho nên, việc thực hiện, triển khai xây dựng mô hình thí điểm có nhiều thuận lợi hơn những nơi khác.

 Địa bàn có cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhất là hệ thống đê bao do các hợp tác xã đã xây dựng. Ngoài ra còn một số mày móc, thiếp bị có sẳn tại hợp tác xã.

 Công tác xây dựng mô hình thí điểm bằng việc xây dựng một tác xã mới sẽ khó khăn, vất vã hơn việc củng cố một hợp tác xã thuộc loại trung bình, khá.

Mô hình hợp tác xã nông nghiệp tại xã Vĩnh Khánh:

Tại đây, mô hình thí điểm sẽ được xây dựng dựa trên việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp Vĩnh Thắng (Vĩnh Khánh- Thoại Sơn). Hoạt động chủ yếu là bơm tưới, sản xuất giống và sơ chế nấm rơm. Đồng thới tiến hành hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cho nông dân. Việc củng cố sẽ dựa trên hệ thống các cống, đập, đê bao, máy móc có sẵn của hợp tác xã để cải tổ thành hợp tác xã.

Đầu tiên, để củng cố lại lòng tin của xã viên hợp tác xã sẽ tiến hành tổ chức Đại Hội Xã Viên bất thường. Trong đại hội này, tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Ban Quản Trị hiện tại, nếu cần sẽ tiến hành bầu cử lại Ban Quản Trị. Tiến hành xác định

lại số lượng xã viên thông qua việc trả lại vốn góp cho những xã viên muốn rút vốn, gia nhập xã viên mới. Tuy nhiên, vốn của xã viên sẽ được hoàn trả sau 12 tháng sau ngày đại hội. Thông qua phương hướng hoạt động của hợp tác xã, quyết định cách thức để hợp tác xã có một trung cấp kế toán, tiến hành củng cố việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của hợp tác xã.

Sau cuộc Đại Hội Xã Viên, Ban Quản Trị của hợp tác xã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình hoạt động của hợp tác xã, tìm ra các mặt còn yếu của mình và nhờ Liên Minh hỗ trợ khắc phục những điểm yếu đó. Sau đó, Ban Quản Trị sẽ tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho việc tổ chức buổi tuyên truyền Luật hợp tác xã, các vấn đề liên quan đến hợp tác xã cho toàn bộ xã viên. Để đảm bảo xã viên có thể hiểu rõ và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xã.

Sau đó, Ban Quản Trị sẽ nhờ sự hỗ trợ của Liên Minh trong việc xây dựng phương án sản xuất lúa giống. Ngoài ra, hợp tác xã cần nghiêm túc kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động của hợp tác xã trong thời gian qua và kịp thời đưa ra những điều chỉnh thích hợp.

Đối với việc sản xuất giống, trước mắt hợp tác xã tiếp tục cung cấp giống cho xã viên như thời gian qua và từng bước xây dựng uy tín lúa giống của hợp tác xã.

Trước mắt, hợp tác xã chưa thể thực hiện được việc ký kết hợp đồng bao tiêu với nông dân do những khó khăn trước mắt như:

 Hợp tác xã mới tiến hành cải tổ chưa đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn, nguồn lực cho việc thực hiện bao tiêu.

 Uy tín của Ban Quản Trị đối với các tổ chức kinh tế khác chưa được đảm bảo, lòng tin của xã viên đối với Ban Quản Trị chưa cao. Điều này gây khó khăn rất lớn trong quá trình tìm kiếm thị trường, ký kết và thực hiện các hợp đồng bao tiêu. Hợp tác xã chỉ có thể tiến hành bao tiêu nông sản cho xã viên khi nào các khó khăn trên được giải quyết. Khi hoạt động hợp tác xã đi vào ổn định, xã viên thực sự tin tưởng vào Ban Quản Trị và đạt hiểu quả, hiệu suất cao trong hoạt động.

Mô hình hợp tác xã nông nghiệp tại thị trấn Núi Sập:

Tại đây, mô hình thí điểm sẽ được xây dựng dựa trên việc củng cố hợp tác xã nông nghiệp Tây Sơn (Thị trấn Núi Sập - Thoại Sơn). Hoạt động chủ yếu của hợp tác xã là bơm tưới. Việc củng cố sẽ dựa trên hệ thống các cống, đập, đê bao, máy móc có sẵn của hợp tác xã.

Các công việc cần thực hiện là:

 Tổ chức Đại Hội Xã Viên bất thường.

 Tiến hành khảo sát, nghiên cứu phương án sản xuất, tình hình hoạt động của hợp tác xã phát hiện, tiến hành điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Sau khi điều chỉnh, cần phải công bố và thông qua xã viên hợp tác xã.

 Tiến hành các hoạt động chuẩn bị cho việc tổ chức buổi tuyên truyền Luật hợp tác xã.

Trong khi tiến hành làm thí điểm cần phải hết sức cẩn thận, tính tự nguyện, dân chủ phải được đảm bảo trong quá trình vận động thành lập và trong hoạt động của hợp tác xã. Ngoài ra, người nông dân phải được cung cấp đầy đủ thông tin, thực sự hiểu rõ ràng, đầy đủ về hợp tác xã mới gia nhập làm thành xã viên, tránh tình trạng cưỡng ép, bắt buộc. Nếu tiến hành mô hình thí điểm không thành công sẽ tác động lớn đến nhận thức của người nông dân về hợp tác xã. Làm cho người nông dân quan niệm, đánh giá lệch đi tính hiệu quả cũng như tính khả thi cả mô hình hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG " docx (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)