Nghĩa vụ của các xã viên

Một phần của tài liệu Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG " docx (Trang 35 - 36)

Phần mục trên vừa khảo sát nhận thức của nông dân về các quyền lợi cơ bản của xã viên. Tiếp theo, nghiên cứu sẽ xem xét người nông dân hiểu như thế nào về yếu tố đi đôi với quyền lợi - trách nhiệm, nghĩa vụ của xã viên. Qua khảo sát cho thấy, chỉ có 76% nông dân được hỏi nhận biết được là vào hợp tác xã sẽ có nghĩa vụ, trách nhiệm. Hiện có 24% nông dân quan niệm xã viên không có nghĩa vụ gì đối với hợp tác xã. Nguyên nhân chính do sự trì trệ trong hoạt động của các hợp tác xã, không tổ chức các cuộc họp định kỳ lấy ý kiến xã viên, không đảm bảo tính dân chủ trong hoạt động. Chính những điều này làm xã viên và nông dân không tham gia hợp tác xã cho rằng xã viên không có bất kỳ nghĩa vụ gì đối với hợp tác xã, tất cả công việc do ban chủ nhiệm quyết định và thực hiện.

Phần tiếp theo, nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích nhận thức của nông dân về từng nghĩa vụ cụ thể, xem xét người nông dân hiểu như thế nào về các nghĩa vụ của xã viên.

88 1 11 97 3 41 4 55 33 4 63 17 3 80 11 3 86 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Chấp hành điều lệ Góp đủ phần vốn góp Chịu trách nhiệm trên vốn góp Bồi thường thiệt hại Bảo quản tài sản

Đóng góp ý kiến và dự họp

Là nghĩa vụ Không là nghĩa vụ Không biết

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hai nghĩa vụ được nhiều người nông dân nhận biết nhất là góp đủ phần vốn góp đã đăng ký với hợp tác xã (97%) và chấp hành điều lệ của hợp tác xã (88%). Đối với hai nghĩa vụ này, phần lớn người nông dân xem việc góp đủ phần vốn góp và chấp hành điều là vấn đề tất yếu, thực hiện ngay từ đầu khi tham gia hợp tác xã. Đối với các nghĩa vụ khác, có ít người nông dân nhận thức được các nghĩa vụ khác của xã viên đối với hợp tác xã. Đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ tài sản hợp tác xã (17%) và tham gia đóng góp ý kiến và dự họp (11%).

Vấn đề cần quan tâm ở tiêu chí này là, có đến 49% nông dân biết xã viên có quyền quản lý hợp tác xã (phân tích ở mục 4.1.5.1), lại chỉ có 11% xem việc đóng góp ý kiến

và dự họp là nghĩa vụ. Phần lớn nông dân cho rằng nông dân có quyền quản lý, nhưng thường những người quản lý là những người có nhiều ruộng đất hoặc cán bộ chính quyền. Theo các nông dân, quyền quản lý hợp tác xã của xã viên thường không thể thực hiện và quyền bình đẳng trong biểu quyết thường bị vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã. Chính việc này làm cho các xã viên tách rời hợp tác xã, không tham gia các hoạt động của hợp tác xã. Điều này làm cho ban chủ nhiệm ngày càng xa rời xã viên, dẫn đến sự khập khiểng trong các hoạt động của hợp tác xã và hoạt động kém hiệu quả. Những điều trên cũng làm cho nông dân giảm lòng tin vào hợp tác xã, không muốn tham gia hợp tác xã.

Hiện tại, có 24% nông dân cho rằng vào hợp tác xã xã viên không có nghĩa vụ gì đối với hợp tác xã. Đối với các nông dân còn lại thì các nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xã đang được nông dân nắm không rõ và không đủ. Chủ yếu nông dân nhận biết nghĩa vụ chấp hành theo điều lệ hợp tác xã và góp đủ phần vốn góp đã đăng ký.

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thực của người nông dân về quyền và nghĩa vụ thì có hai vấn đề cần được quan tâm. Thứ nhất, người nông dân đã nhận thức khá đầy đủ các quyền của xã viên và đa phần nông dân biết được quyền lợi của các xã viên là ngang bằng nhau. Tuy nhiên, đối với vấn đề bình đẳng khi biểu quyết của các xã viên còn khá nhiều nông dân chưa nhận thức được điều này. Thứ hai về vấn đề nghĩa vụ của các xã viên, ta thấy còn đến 24% nông dân cho rằng vào hợp tác xã không có nghĩa vụ gì. Ngoài ra người nông dân hiện tại chưa nhận thức đầy đủ các nghĩa vụ của xã viên đối với hợp tác xã. Đặc biệt là nghĩa vụ đóng góp ý kiến và dự họp; nghĩa vụ bảo vệ tài sản hợp tác xã đang đựơc nông dân nhận thức rất thấp.

Một phần của tài liệu Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG " docx (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)