4.1.1. Về nhu cầu hợp tác: Về sự cần thiết:
Qua quá trình khảo sát cho thấy, hiện tại người nông dân đã nhận thức rõ ràng và đầy đủ hơn về sự cần thiết có sự hợp tác, liên kết giữa các nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, có đến 70% nông dân cho rằng sự hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp là cần thiết hoặc rất cần thiết. Trong số 30% nông dân còn lại, có 14% nông dân cho rằng việc hợp tác hay không hợp tác đều như nhau, những nông dân này chưa thấy được những lợi ích do quá trình hợp tác, liên kết mang lại.
Đặc biệt, có đến 16% nông dân theo quan điểm làm ăn cá thể. Theo những nông dân này, việc hợp tác không làm cho quá trình sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn. Trái lại, làm cho có quá trình sản xuất chiều hướng xấu đi. Nhận thức của những nông dân này một phần là do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, và những hợp tác xã kiểu mới tại địa phương nhưng không theo đúng tin thần hợp tác xã hoặc không hiệu quả. Những điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của những người nông dân về vấn đề hợp tác trong nông nghiệp.
Ở tiêu chí này, phần lớn người nông dân đã nhận thấy sự cần thiết của sự hợp tác, liên kết trong nông nghiệp. Và với 70% nông dân thấy rõ sự cần thiết và 14% đang quan
Biểu đồ 4.1: Sự cần thiết phải hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.
Không cần thiết 16% Bình thường 14% Cần thiết 61% Rất cần thiết 9%
niệm hợp tác hay không hợp tác đều như nhau sẽ tham gia vào mô hình hợp tác, liên kết trong nông nghiệp khi thấy rõ lợi ích do kinh tế hợp tác mang lại, làm cho mô hình làm ăn hợp tác trong nông nghiệp sẽ rất phát triển.
Các khâu cần sự hợp tác giữa các nông dân:
Vấn đề cần quan tâm tiếp theo là người nông dân có nhu cầu hợp tác trong những khâu, những công đoạn nào và kết quả thu được thông qua phỏng vấn được thể hiện ở biểu đồ 4.2 dưới đây.
54.0% 9.5% 14.3% 12.7% 3.2% 6.3% 0% 20% 40% 60%
Bơm tưới Gieo sạ Chăm sóc Thu hoạch Tiêu thụ Tín dụng
Biểu đồ 4.2 cho thấy, hiện tại nhu cầu hợp tác của người nông dân xuất hiện ở tất cả các khâu, từ bơm tưới (bơm tiêu - bơm tưới) đến khâu tiêu thụ, thu hoạch và cả tín dụng. Tuy nhiên, nhu cầu tập trung ở khâu bơm tưới với 54% nông dân có nhu cầu, còn các khâu còn lại thì nhu cầu hiện tại đang tương đối nhỏ. Nhu cầu của nông dân về sự hợp tác, liên kết trong nông nghiệp được thể hiện rõ ràng và cụ thể ở tiêu chí tiếp theo - tiêu chí khâu cần thiết phải hợp tác nhất.
Khâu cần sự hợp tác giữa các nông dân nhất:
Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 4.3 thể hiện rõ ràng hơn nhu cầu hợp tác của người nông dân. Hiện tại, nhu cầu hợp tác của nông dân tập trung ở bốn khâu chính là bơm tưới, tiêu thụ, chăm sóc và gieo sạ. Điều này thể hiện qua việc có 52% nông dân chọn khâu bơm tưới là khâu quan trọng nhất. Theo mô hình hợp tác trong bơm tưới, những người nông dân trong một tiểu vùng sẽ liên kết lại với nhau tạo nên một vùng đê bao khép kín. Thông qua quá trình hợp tác này, giúp cho nông dân giảm chi phí bơm tiêu - bơm tưới trong quá trình sản xuất nông nghiệp xuống. Việc này làm giảm giá thành
Biểu đồ 4.2: Những khân cần có sự liên kết, hợp tác.
Biểu đồ 4.3: Khâu cần có sự liên kết, hợp tác nhất.
Bơm tưới 52% Gieo sạ 14% Chăm sóc 16% Tiêu thụ 18%
nông sản, tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu nhập của bà con nông dân. Những lợi ích này đã gắn kết những nông dân lại với nhau trong những hợp tác xã, những tập đoàn, tổ bơm tưới hiện có ở các địa phương.
Tuy nhiên, hiện tại người nông dân lại xuất hiện thêm một nhu cầu mới và ngày càng trở nên cấn thiết, đó chính là vấn đề tiêu thụ nông sản thông qua thực hiện các hợp đồng bao tiêu. Do người nông dân gieo sạ tập trung nên đến thời điểm thu hoạch thường bị tiểu thương ép giá, gây khó khăn rất nhiều trong việc tiêu thụ. Mặc khác, cùng với sự phát triển của nến kinh tế, thì sự cạnh tranh trong nông nghiệp là không thể tránh khỏi và ngày càng gay gắt hơn. Sự liên kết hợp tác của những người nông dân góp phần tạo nên sức mạnh, tạo vị thế xứng đáng cho nông dân trên thương trường. Góp phần nâng cao giá bán của nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân, làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền vững nền nông nghiệp. Hiện tại đã có 18% nông dân trong huyện cho rằng khâu tiêu thụ là khâu cần có sự hợp tác nhất.
Bên cạnh đó, người nông dân cũng bắt đầu nhận thấy sự cần thiết có sự hợp tác, liên kết trong quá trình gieo sạ và chăm sóc. Nhận thức của người nông dân có những chuyển biến như vậy, một phần là trình độ dân trí của nông dân ngày càng được nâng cao. Một nguyên nhân quan trọng nữa đó là yếu tố khách quan, thời gian qua quá trình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn, cây trồng vật nuôi liên tục phải hứng chịu những đợt dịch hại lớn. Những thời điểm đó buộc người nông dân phải liên kết cùng nhau phòng chống dịch hại. Chính việc này làm cho người nông dân thấy rõ việc cần phải hợp tác, liên kết cùng nhau gieo sạ, chăm sóc và quản lý dịch hại trong nông nghiệp (thể hiện qua việc có 16% nông dân cho rằng khâu chăm sóc là khâu cần có sự hợp tác nhất).
Sau cùng là khâu thu hoạch với 14% nông dân lựa chọn đây là khâu cần có sự hợp tác nhất. Nguyên nhân chính do một phần lao động trong nông nghiệp chuyển sang làm trong các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, làm cho số lao động trong nông nghiệp giảm đáng kể. Ngoài ra, thời gian gần đây nông dân gieo sạ rất đồng loạt (để né rầy và trong cùng vùng bao đê), làm cho công tác thu hoạch lúa của nông dân gặp nhiều khó khăn do thiếu lao động. Chính những điều trên làm cho người nông dân thấy rõ sự cần thiết phải hợp tác trong khâu thu hoạch.
Qua quá trình phân tích nhu cầu hợp tác cho thấy, hiện tại người nông dân đã nhận thức rõ ràng và đầy đủ hơn về vai trò cũng như tầm quan trọng của sự hợp tác, liên kết trong nông nghiệp. Nhu cầu hợp tác xuất hiện hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất từ bơm tiêu đến thu hoạch và tiêu thụ nông sản. Trong những nhu cầu đó, theo nông dân sự hợp tác trong khâu bơm tưới là quan trọng và cần thiết nhất.
4.1.2. Về mô hình tổ chức:
Thông qua quá trình phân tích nhu cầu hợp tác cho thấy, hiện tại người nông dân ngày càng thấy rõ sự cần thiết phải hợp tác trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện tại huyện Thoại Sơn chỉ có 3 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động với 237 xã viên. Nguyên nhân của việc này được phần nào lý giải do nhận thức, nhìn nhận, đánh giá nông dân về mô hình hợp tác xã. Và việc tìm ra nguyên nhân là một trong những mục tiêu của nghiên cứu này. Tiêu chí quan tâm đầu tiên nghiên quan tâm là nhận thức của nông dân về mô hình tổ chức của hợp tác xã.
62% 11% 26% 1% Tổ chức nhà nước Tổ chức hợp doanh Tổ chức kinh tế độc lập Không biết Về loại hình tổ chức:
Yếu tố đầu tiên của mô hình tổ chức là loại hình của hợp tác xã, biểu đồ 4.4 cho thấy có đến 62% nông dân được phỏng vấn cho rằng hợp tác xã là một tổ chức nhà nước. Nguyên nhân chính của việc này là do các hợp tác xã (thành lập theo tinh thần hợp tác xã kiểu mới của Luật hợp tác xã năm 1997) vẫn có liên hệ nhất định với chính quyền địa phương. Các hợp tác xã hình thành, hoạt động gắn liền với các hoạt động của chính quyền địa phương, chịu sự chi phối của chính quyền địa phương. Những điều trên khiến người nông dân chưa thực sự thấy được sự tách biệt giữa hợp tác xã và chính quyền địa phương. Gợi cho người nông dân về mô hình hợp tác xã ở những năm 80, hợp tác xã trong thời bao cấp, mọi hoạt động đều do nhà nước điều phối. Chính những việc này làm cho nông dân hiểu sai lệch về loại hình tổ chức của hợp tác xã.
Tuy nhiên, nhận thức của người nông dân cũng đã có những cải thiện đáng kể. Hiện tại, có 26% nông dân trên địa bàn nghiên cứu nhận biết hợp tác xã là một tổ chức kinh tế độc lập, là một trong sáu loại hình tổ chức kinh tế ở nước ta. Hiện có 11% nông dân đang nhận thức không rõ về loại hình của hợp tác xã. Những nông dân này nhận biết được hợp tác xã do các cá nhân thành lập. Tuy nhiên, họ lại thấy có sự liên quan nhất định giữa hợp tác xã và chính quyền địa phương. Cho nên, những người nông dân này cho rằng hợp tác xã là tổ chức liên doanh của nhà nước và nông dân.
Về mục tiêu hoạt động:
Vấn đề quan tâm tiếp theo đó là người nông dân nhận thức như thế nào về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã? Và kết quả thu được từ cuộc phỏng vấn nông dân thể hiện ở biểu đồ 4.5 như sau:
Biểu đồ 4.5: Nhận thức của người nông dân về mục tiêu của hợp tác xã
8% 39% 21% 23% 9% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% Quản lý nông dân
Lợi ích kinh tế Lợi ích cộng đồng Lợi ích kinh tế và cộng đồng Không biết
Kết quả nghiên cứu thể hiện ở biểu đồ 4.5 cho thấy, chỉ có 23% nông dân được phỏng vấn hiểu đúng về mục tiêu của hợp tác xã - hoạt động vì lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Và có đến 60% nông dân chưa hiểu chính xác về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, trong đó 39% nông dân cho rằng hợp tác xã hoạt động vì lợi ích kinh tế và 21% cho rằng hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
Trong số 17% nông dân còn lại, có 9% nông dân không nắm rõ mục tiêu hoạt động của hợp tác xã và 8% cho rằng hợp tác xã hoạt động vì mục tiêu quản lý nông dân. Đối với 9% nông dân không nắm rõ mục tiêu hoạt động của hợp tác xã, đây là những người nông dân ít có điều kiện tiếp cận với những thông tin, tin tức do phải thường xuyên lao động cả ngày. Đối với 8% nông dân cho rằng hợp tác xã quản lý nông dân thì nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã kiểu cũ, quan niệm hợp tác xã kiểu mới giống như hợp tác xã kiểu cũ.
Qua việc phân tích nhận thức của nông dân về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã cho thấy, người nông dân hiểu khá ít về mục tiêu hoạt động của hợp tác xã - một trong những yếu tố then chốt của một tổ chức kinh tế. Và đối với hợp tác xã thì việc nắm rõ mục tiêu hoạt động của hợp tác xã càng quan trọng hơn. Khi nắm rõ vấn đề này, giúp người nông dân phân biệt được hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác ở nông thôn. Hợp tác xã hoạt động vì lợi ích kinh tế và vì lợi ích của cộng đồng, của nông dân, vì sự tiến bộ, phát triển của nông dân và địa phương.
Về nghĩa vụ nộp thuế của hợp tác xã:
Phải nộp thuế 49% Không biết 25% Không phải nộp thuế 21% Tùy địa phương 5%
Một tiêu chí khác để khảo sát nhận thức của nông dân về hợp tác xã, đó là xem xét nhận thức của người nông dân về nghĩa vụ của hợp tác xã đối với nhà nước với tư cách là một tổ chức kinh tế. Kết quả có 49% nông dân được hỏi cho rằng hợp tác xã phải nộp thuế cho nhà nước nếu làm ăn có lãi. Nhưng vấn đề chính nằm ở 51% nông dân còn lại, những nông dân này chưa quan niệm đúng về hợp tác xã ở tiêu chí này. Có đến 21% nông dân hiểu hợp tác xã như một tổ chức hành chính sự nghiệp, hay những tổ chức nhà nước phục vụ cộng đồng. Nên theo những nông dân này, hợp tác xã không phải nộp thuế thu nhập cho nhà nước. Và có 25% nông dân không nắm rõ vấn đề này, theo các nông dân này thì hợp tác xã hoạt động vì lợi ích kinh tế nhưng lại có mối liên hệ nhất định đối với nhà nước nên những nông dân này không biết là hợp tác xã có nộp thuế không. Và
5% nông dân còn lại cho rằng việc có nộp thuế hay không tùy thuộc vào từng địa phương có những qui định cụ thể.
Khi khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình tổ chức của hợp tác xã, kết quả thu được là phần lớn người nông dân hiểu hợp tác xã là một tổ chức của nhà nước hoạt động vì lợi ích kinh tế và phải nộp thuế cho nhà nước. Việc hiểu sai lệch về loại hình cũng như là mục tiêu hoạt động của hợp tác xã đã làm cho hình ảnh hợp tác xã trong nhận thức của người nông dân bị lệch đi, gợi lên mô hình hợp tác xã kiểu cũ do chính quyền quản lý, điều hành và hoạt động kém hiệu quả.
4.1.3. Về quan hệ sở hữu:
Một trong những yếu tố quan trọng quyết định người nông dân có tham gia vào hợp tác xã hay không đó là vấn đề quan hệ sở hữu bao gồm: quan hệ sở hữu ruộng đất và quan hệ sở hữu tài sản của hợp tác xã. Đây cũng chính là một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa mô hình hợp tác xã kiểu cũ và hợp tác xã kiểu mới. Muốn người dân tham gia vào hợp tác xã thì phải giải thích cho người nông dân hiểu rõ về vấn đề này. Ở tiêu chí quan hệ sở hữu, kết quả thu được từ phỏng vấn trực tiếp nông dân thể hiện ở bảng 4.1 như sau:
Bảng 4.1: Nhận thức của nông dân về quan hệ sở hữu trong hợp tác xã.
Về ruộng đất Về tài sản của hợp tác xã Quyền sở hữu Tần số (người) Phần trăm (%) Tần số (người) Phần trăm (%) Thuộc về nhà nước 8 8 19 19 Thuộc về hợp tác xã (Ban Quản Trị) 4 4 30 30 Thuộc về xã viên 87 87 43 43 Không biết 1 1 8 8 Tổng cộng 100 100 100 100
(Nguồn: Khảo sát trực tiếp nông dân huyện Thoại Sơn tháng 3/2007).
Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của nông dân khi tham gia hợp tác xã là ruộng đất sẽ thuộc quyền sở hữu của ai? Và có đến 87% nông dân được hỏi trả lời là khi vào hợp tác xã ruộng đất thuộc quyền sở hữu của xã viên. Đây là một chuyển biến đáng kể về nhận thức của nông dân so với những năm 80 của thế kỷ trước. Người nông dân đã an tâm hơn khi nghĩ đến vấn đề tham gia hợp tác xã, vì nông dân biết khi vào hợp tác xã thì ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nông dân. Chỉ có một phần nhỏ, 13% nông dân chưa hiểu đúng về vấn đề này, trong đó 8% nông dân cho rằng khi vào hợp tác xã ruộng đất sẽ thuộc quyền sở hữu của nhà nước, 4% cho rằng sẽ thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã (Ban Quản Trị) và 1% không nắm rõ vấn đề này. Kết quả này thể hiện công tác tuyên truyền vận động của Tỉnh, Huyện trong thời gian qua đã có tác động tích cực, đã góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân về hợp tác xã. Phần lớn nông dân