phương:
Qua phân tích cho thấy, một trong những vướng mắc ngăn cản người nông dân tham gia hợp tác xã là phần lớn người nông dân nghĩ hợp tác xã là một tổ chức của nhà nước, do hợp tác xã vẫn còn có những liên hệ nhất định với chính quyền địa phương. Để cải thiện tình hình này, trước mắt các hợp tác xã phải tách biệt những hoạt động của chính quyền địa phương với hoạt động của hợp tác xã. Để thực hiện được điều này thì cần có sự cải thiện cả về phía hợp tác xã và chính quyền địa phương.
Đối với các hợp tác xã:
Đối với các hợp tác xã đang hiện có trên địa bàn cần có những điều chỉnh nhất định để cho thấy sự tách biệt giữa hợp tác xã và chính quyền địa phương:
Hợp tác xã nông nghiệp Tây Sơn cần xây dựng trụ sở riêng tách biệt với văn phòng ấp Tây Sơn.
Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho hợp tác xã căn cứ vào điều lệ hợp tác xã, ý kiến thống nhất của Đại Hội xã viên, ý kiến của đa số xã viên. Các hợp tác xã cần tránh tâm lý ỷ lại, dựa vào chính quyền địa phương trong phương hướng, cách thức hoạt động.
Tổ chức thường xuyên và định kỳ các cuộc hợp lấy ý kiến của xã viên về các vấn đề liên quan trong hoạt động của hợp tác xã. Cần cho xã viên thấy xã viên chính là những người trực tiếp kiểm tra, giám sát, điều hành hợp tác xã thông qua Ban Quản Trị hợp tác xã.
Tiến hành công khai các hoạt động, minh bạch tài chính của hợp tác xã.
Đối với những hợp tác xã chuẩn bị thành lập có thể chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ cách thức, quy trình thành lập. Tuy nhiên, khi hợp tác xã đã thành lập, hợp tác xã phải tự thân hoạt động và cần có trụ sở riêng, tách biệt với hệ thống chính quyền tại địa phương.
Đối với chính quyền địa phương:
Cần phải nhìn nhận, đối xử với hợp tác xã như những tổ chức kinh tế khác trên địa bàn, cần tôn trọng quyền tự chủ trong hoạt động của hợp tác xã. Chính quyền địa phương cần tránh tư tưởng chỉ uy, ra lệnh, điều phối hoạt động của hợp tác xã.