Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG " docx (Trang 47 - 48)

Hiện nay, hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp của huyện chủ yếu tập trung cung cấp dịch vụ bơm tưới. Chính điều này khiến người nông dân chưa nhận rõ những tiện ích thiết thực do hợp tác xã mang lại. Theo người nông dân việc tham gia hợp tác xã chủ yếu để được bơm tiêu – bơm tưới. Chính việc này làm cho người nông dân chưa liên hệ chặt chẽ với hợp tác xã. Hướng phát triển sắp tới, các hợp tác xã trong huyện cần đa dạng hóa dịch vụ cung cấp của hợp tác xã. Phải cho người nông dân thấy rằng hợp tác xã không chỉ có bơm tưới mà còn mang lại những tiện ích khác cho nông dân, mang lại lợi nhuận cho vốn góp của nông dân. Muốn vậy, hợp tác xã cần phải tận dụng thế mạnh của mình - sức mạnh tập thể đề khai thác, áp dụng những mô hình làm ăn hiệu quả hơn từng nông hộ.

Hoạt động cung cấp giống cho nông dân thông qua các tổ nhân giống của hợp tác xã. Việc thực hiện hoạt động cung cấp của các hợp tác xã Thoại Sơn có thuận lợi hơn các nơi khác do hoạt động sản xuất giống hiện đang khá phát triển trong huyện (có 1.032

hecta với 652 hộ tham gia sản xuất lúa giống ở vụ Đông Xuân 2006 – 2007 13). Hiện tại các hợp tác xã nông nghiệp có thể tham gia công tác cung cấp giống cho nông dân theo cách sau:

 Hợp tác xã nông nghiệp: Trước tiên, Ban Quản Trị tiến hành thành lập kế hoạch sản xuất lúa giống trình bày trước Đại Hội Xã Viên. Nếu được thông qua, hợp tác xã sẽ thành lập tổ nhân giống trên cơ sở lựa chọn các hộ sản xuất giỏi trên địa bàn. Sau đó, tranh thủ sự hỗ trợ của Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn, Phòng Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn, Phòng Khuyến Nông để được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống xác nhận về áp dụng trong sản xuất giống. Đối với hợp tác xã đã có tổ nhân giống, thì tiến hành củng cố hoạt động của các tổ nhân giống, cử đi học các lớp tập huấn về sản xuất lúa giống.

 Hợp tác xã thủy sản: Hiện tại hợp tác xã thủy sản Phú Thuận đang tiến hành hoạt động này khá tốt, nên tiếp tục duy trì hoạt động này.

Tổ chức đội làm thuê đáp ứng một phần nhu cầu về nhân công trong chăm sóc, thu hoạch xã viên. Đội làm thuê sẽ được tổ chức như sau:

 Các công đoạn tham gia làm thuê: Gieo sạ, bón phân, xịt thuốc, cắt và thu hoạch lúa.

 Đội làm thuê có từ 7 – 10 thành viên. Các thành viên của đội làm thuê này là các thanh niên từng tham gia làm thuê trong xã. Khi xem xét khả năng tập hợp thành viên đội làm thuê cho thấy, nguyên nhân chính của việc rời bỏ nông thôn của thanh niên là do không có việc làm thường xuyên. Khi tham gia vào đội làm thuê thì khó khăn này có thể khắc phục. Cho nên, việc tập hợp nông dân là có thể thực hiện.

 Sau khi hợp tác xã tìm được thanh niên, hợp tác xã cần phải hướng dẫn cách sử dụng máy móc thiếp bị một cách hiệu quả nhất. Đội làm thuê này sẽ được trang thêm từ 2 - 4 máy gặt xếp dãy bằng nguồn vốn của hợp tác xã.

 Trên cơ sở được tổ chức, quản lý của hợp tác xã và được trang bị tốt sẽ giúp cho đội làm thuê này hoạt động hiệu quả. Mức lương của các thành viên đội làm thuê căn cứ vào khối lượng công việc làm được. Hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm đại diện đội làm thuê, đầu tư máy móc thiếp bị và hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhất do Đại Hội Xã Viên quyết định. Khi hoạt động của đội làm thuê đạt hiệu quả và phát triển hợp tác xã sẽ dần từng bước vận động các thành viên đội làm thuê tham gia vào hợp tác xã.

Một phần của tài liệu Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG " docx (Trang 47 - 48)