Giải pháp nâng cao nhận thức

Một phần của tài liệu Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG " docx (Trang 46 - 73)

Phần này sẽ tập trung giới thiệu các giải pháp để góp phần nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã. Các giải pháp gồm bốn giải pháp lớn thuộc hai nhóm là giải pháp ngắn hạn và giải pháp lâu dài. Nhóm giải pháp ngắn hạn gồm hai giải pháp chính là nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã hiện tại và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền. Nhóm giải pháp dài hạn gồm hai giải pháp chính là nâng cao trình độ dân trí thông qua việc tăng cường công giáo dục trong thời gian tới và từng bước nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong Huyện.

4.4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã hiện tại: 4.4.1.1. Tăng cường tính dân chủ, công bằng trong hoạt động của hợp tác xã:

Tính dân chủ, công bằng là một trong những đặc điểm cơ bản phân biệt hợp tác xã kiểu mới và hợp tác xã kiểu cũ. Do đó trong quá trình hoạt động các hợp tác xã hiện tại cũng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc này. Các hoạt động của hợp tác xã phải thể hiện mục tiêu vì cộng đồng, vì lợi ích của người nông dân. Hợp tác xã hoạt động phục vụ lợi ích cho đại đa số nông dân, không phục vụ cho thiểu số các nông dân có nhiều ruộng đất. Trong hợp tác xã, mọi xã viên đều bình đẳng và bình quyền, hoạt

12

động trên nguyên tắc dân chủ và theo ý kiến của đa số xã viên. Các công việc trước mắt các hợp tác xã hiện tại nên làm là:

 Tiến hành Đại Hội Xã Viên đột xuất trong thời gian sớm nhất có thể và tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm Ban Quản Trị hợp tác xã, tiến hành bầu lại Ban Quản Trị hợp tác xã theo nguyên tắc dân chủ, công bằng nếu cần thiết. Đồng thời, tiến hành tổng kết kết quả kinh doanh của hợp tác xã trong các năm qua, báo cáo tình hình tài chính, công nợ, tài sản, các khoản trích lập quỹ. Cũng như, nghiêm khắc trừng phạt các sai phạm về nguyên tắc quản lý, sai phạm trong tổ chức hoạt động của hợp tác xã, đặc biệt là vi phạm tính dân chủ, công bằng. Điều này có thể thực hiện được do hiện tại các hợp tác xã của Thoại Sơn đều vi phạm các nguyên tắc tổ chức cơ bản của hợp tác xã nhất là nguyên tắc dân chủ. Liên Minh Hợp Tác Xã kết hợp với các cơ quan địa phương tiến hành vận động, yêu cầu Ban Quản Trị tiến hành đại hội xã viên. Nếu Ban Quản Trị các hợp tác xã không đồng ý tiến hành tổ chức Đại Hội Xã Viên thì việc tổ chức sẽ tiến hành bởi xã viên hợp tác xã thông qua sự hỗ trợ của Liên Minh và chính quyền địa phương. Nếu cần thiết có thể có sự hỗ trợ đúng mực của chính quyền địa phương trong việc tiến hành tổ chức Đại Hội Xã Viên.

 Tiến hành xây dựng, lấy ý kiến của xã viên và thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh của hợp tác xã..

 Định kỳ tổ chức các buổi hợp xã viên, lầy ý kiến, nguyện vọng của xã viên. Đồng thời, tiến hành công khai hoạt động, minh bạch tài chính của hợp tác xã. Những việc trên tiến hành thông qua sự giám sát của xã viên và sự hỗ trợ của cán bộ kim nhiệm mảng kinh tế hợp tác cấp huyện.

Chỉ có như vậy, người nông dân mới có thể hoàn toàn tin tưởng hợp tác xã là một tổ chức dân chủ. Nếu không làm được điều này, người nông dân sẽ không thấy được những lợi ích khi tham gia hợp tác xã. Đây chính là vấn đền cần được làm trước tiên nếu muốn vận động nông dân tham gia hợp tác xã.

4.4.1.2. Xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả:

Hiện nay, hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp của huyện chủ yếu tập trung cung cấp dịch vụ bơm tưới. Chính điều này khiến người nông dân chưa nhận rõ những tiện ích thiết thực do hợp tác xã mang lại. Theo người nông dân việc tham gia hợp tác xã chủ yếu để được bơm tiêu – bơm tưới. Chính việc này làm cho người nông dân chưa liên hệ chặt chẽ với hợp tác xã. Hướng phát triển sắp tới, các hợp tác xã trong huyện cần đa dạng hóa dịch vụ cung cấp của hợp tác xã. Phải cho người nông dân thấy rằng hợp tác xã không chỉ có bơm tưới mà còn mang lại những tiện ích khác cho nông dân, mang lại lợi nhuận cho vốn góp của nông dân. Muốn vậy, hợp tác xã cần phải tận dụng thế mạnh của mình - sức mạnh tập thể đề khai thác, áp dụng những mô hình làm ăn hiệu quả hơn từng nông hộ.

Hoạt động cung cấp giống cho nông dân thông qua các tổ nhân giống của hợp tác xã. Việc thực hiện hoạt động cung cấp của các hợp tác xã Thoại Sơn có thuận lợi hơn các nơi khác do hoạt động sản xuất giống hiện đang khá phát triển trong huyện (có 1.032

hecta với 652 hộ tham gia sản xuất lúa giống ở vụ Đông Xuân 2006 – 2007 13). Hiện tại các hợp tác xã nông nghiệp có thể tham gia công tác cung cấp giống cho nông dân theo cách sau:

 Hợp tác xã nông nghiệp: Trước tiên, Ban Quản Trị tiến hành thành lập kế hoạch sản xuất lúa giống trình bày trước Đại Hội Xã Viên. Nếu được thông qua, hợp tác xã sẽ thành lập tổ nhân giống trên cơ sở lựa chọn các hộ sản xuất giỏi trên địa bàn. Sau đó, tranh thủ sự hỗ trợ của Sở Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn, Phòng Nông Nghiệp - Phát Triển Nông Thôn, Phòng Khuyến Nông để được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống xác nhận về áp dụng trong sản xuất giống. Đối với hợp tác xã đã có tổ nhân giống, thì tiến hành củng cố hoạt động của các tổ nhân giống, cử đi học các lớp tập huấn về sản xuất lúa giống.

 Hợp tác xã thủy sản: Hiện tại hợp tác xã thủy sản Phú Thuận đang tiến hành hoạt động này khá tốt, nên tiếp tục duy trì hoạt động này.

Tổ chức đội làm thuê đáp ứng một phần nhu cầu về nhân công trong chăm sóc, thu hoạch xã viên. Đội làm thuê sẽ được tổ chức như sau:

 Các công đoạn tham gia làm thuê: Gieo sạ, bón phân, xịt thuốc, cắt và thu hoạch lúa.

 Đội làm thuê có từ 7 – 10 thành viên. Các thành viên của đội làm thuê này là các thanh niên từng tham gia làm thuê trong xã. Khi xem xét khả năng tập hợp thành viên đội làm thuê cho thấy, nguyên nhân chính của việc rời bỏ nông thôn của thanh niên là do không có việc làm thường xuyên. Khi tham gia vào đội làm thuê thì khó khăn này có thể khắc phục. Cho nên, việc tập hợp nông dân là có thể thực hiện.

 Sau khi hợp tác xã tìm được thanh niên, hợp tác xã cần phải hướng dẫn cách sử dụng máy móc thiếp bị một cách hiệu quả nhất. Đội làm thuê này sẽ được trang thêm từ 2 - 4 máy gặt xếp dãy bằng nguồn vốn của hợp tác xã.

 Trên cơ sở được tổ chức, quản lý của hợp tác xã và được trang bị tốt sẽ giúp cho đội làm thuê này hoạt động hiệu quả. Mức lương của các thành viên đội làm thuê căn cứ vào khối lượng công việc làm được. Hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm đại diện đội làm thuê, đầu tư máy móc thiếp bị và hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhất do Đại Hội Xã Viên quyết định. Khi hoạt động của đội làm thuê đạt hiệu quả và phát triển hợp tác xã sẽ dần từng bước vận động các thành viên đội làm thuê tham gia vào hợp tác xã.

4.4.1.3. Củng cố hoạt động của các hợp tác xã:

Hợp tác xã muốn có được sự tin tưởng của người nông dân thì một yếu tố cần làm tốt đó là tính minh bạch về tài chính. Cần thực hiện công khai, minh bạch trong tài chính cũng như các hoạt động của hợp tác xã. Chỉ như vậy, nông dân mới tin mà sẳn sàng góp vốn và hợp tác xã làm ăn hiệu quả. Muốn làm được việc này các hợp tác xã phải nâng cao trình độ của cán bộ kế toán của hợp tác xã. Bằng cách đưa các kế toán viên của hợp

13

Trang web Sở Nông Nghiệp& PTNT An Giang:

tác xã đi học các lớp trung cấp hoặc đại học về kế toán, để các nhân viên kế toán của hợp tác xã có trình độ từ trung cấp kế toán trở lên.

Trong quá trình hoạt động hợp tác xã cần có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể. Trong phương án kinh doanh cần đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được. Cách thức tiến hành, phân công trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của từng bộ phận để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện được điều này các hợp tác xã có thể nhờ sự hỗ trợ của Liên Minh Hợp Tác Xã trong quá trình thành lập và thẫm định các dự án sản xuất kinh doanh của mình. Việc có kế hoạch kinh doanh giúp cho các bộ phận của hợp tác xã biết được đã làm được những gì và cần làm những gì để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh cũng là cơ sở chứng minh tốt nhất cho nông dân rằng hợp tác xã đang đi đúng hướng và tính hiệu quả của các hoạt động của hợp tác xã. Song song với việc đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, xã viên và ban kiểm soát cần tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát việc tiến hành kế hoạch, kịp thời phát hiện, khen thưởng những cá nhân xuất sắc, xử lý nhữnmg vi phạm.

Muốn làm những việc đã đề ra ở trên, hợp tác xã phải có chính sách bồi dưỡng, đào tạo, nhân sự phù hợp, không ngừng nâng cao trình độ quản lý của Ban Quản Trị. Cụ thể, cần tranh thủ các khóa đào tạo ngắn hạn của Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã để có thể nâng cao trình độ của kế toán, Ban Quản Trị hợp tác xã. Ngoài ra, nếu hợp tác xã có điều kiện có thể cử nhân viên đi học các lớp trung cấp, đại học tại chức, hoặc thu hút nhân lực từ bên ngoài.

4.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền: 4.4.2.1. Cách thức tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động: 4.4.2.1. Cách thức tổ chức các buổi tuyên truyền, vận động:

Một trong những khó khăn cơ bản nhất trong công tác tuyên truyền vận động nông dân vào hợp tác xã trong thời gian qua là việc tập hợp nông dân. Đối với khó khăn này, biện pháp khắc phục được đưa ra là tiến hành vận động lồng ghép với những lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, hội thảo, các hoạt động khuyến nông…Trong các buổi tập huấn này, cán bộ nộng nghiệp một mặt hướng dẫn nông dân về kỹ thuật, một mặt nói lên những lợi ích, thuận lợi khi tiến hành sản xuất chung với những nông dân khác. Thông qua những việc này, người nông dân sẽ dần nhận thức được những lợi ích do kinh tế hợp tác mang lại và tự nguyện tham gia hợp tác xã.

Để thực hiện được điều này cần thực hiện các công việc sau:

 Cần có sự liên kết giữa Liên Minh Hợp Tác Xã, Chi Cục Hợp Tác Xã, Sở Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn, Phòng Nông Nghiệp – Phát Triển Nông Thôn Thoại Sơn để tiến hành lồng ghép các nội dung hướng dẫn kỹ thuật và nội dung tuyên truyền nông dân về hợp tác xã lại với nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đồng thời, phải tiến hành bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn các cán bộ nông nghiệp của tỉnh và huyện trực tiếp giảng dạy về kinh tế hợp tác và mô hình hợp tác xã.  Ban hành biên chế, qui định cụ thể quyền lợi, quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm, nhiệm vụ truyền truyền vận động của cán bộ khuyến nông kiêm nhiệm.

Trong quá trình vận động lồng ghép cần kịp thời phát hiện những cá nhân, nhóm cá nhân tiên tiến để tiến hành bồi dưỡng làm hạt nhân trong quá trình tuyên truyền vận động, cũng như thành lập hợp tác xã.

Ngoài ra, đối với những nông dân đã nhận thức được những lợi ích của kinh tế hợp tác, có nguyện vọng tham gia hợp tác xã, thì chính quyền địa phương, Liên Minh Hợp Tác Xã cần hỗ trợ, giúp đỡ, cung cấp kiến thức để có thể thành lập hợp tác xã, giúp những nông dân này trở thành những sáng lập viên. Những đối tượng này cần tiến hành các buổi tập huấn, giảng dạy tập trung, chính quy và bài bản hơn.

Như vậy có hai giai đoạn tuyên truyền vận động cơ bản:

Giai đoạn Hình thức tuyên truyền Điều kiện áp dụng 1

Tiến hành vận động lồng ghép với các hoạt động khuyến nông.

Khi nông dân chưa thấy được những lợi ích do kinh tế hợp tác mang lại

2

Tổ chức các buổi tuyên truyền chính quy và bài bản.

Khi nông dân nhận thấy nhận thấy những lợi ích của kinh tế hợp tác và mong muốn tham gia hợp tác xã.

4.4.2.2. Đối tượng tuyên truyền vận động:

Do tình hình đặt thù của huyện Thoại Sơn, nhiều xã viên hợp tác xã chưa nắm vững, rõ ràng và đầy đủ về hợp tác xã. Cho nên, đối tượng của các cuộc tuyên truyền vận động gồm hai nhóm đối tượng chính: Đó là nông dân chưa tham gia hợp tác xã và các xã viên của các hợp tác xã. Đối với mỗi đối tượng, cần có những hình thức và nội dung tuyên truyền vận động phù hợp:

Đối với nông dân: Tiến hành chọn lọc những đối tượng có tâm huyết, có trình độ nhận thức tương đối khá, chịu học hỏi làm nồng cốt, tiên phong trong quá trình vận động tuyên truyền:

Do ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã kiểu cũ làm cho người nông dân có cái nhìn chưa toàn diện, đôi khi là sai lệch về mô hình hợp tác xã kiểu mới. Chính những điều này đã gây khó khăn rất nhiều cho công tác vận động tuyên truyền nông dân về hợp tác xã, cũng như việc nông dân tham gia hợp tác xã. Do đó quá trình vận động cần chọn đúng đối tượng, tránh vận động tràn lan.

Đối tượng ưu tiên vận động tuyên truyền là các nông dân có uy tín, có tâm huyết với kinh tế hợp tác và mô hình hợp tác xã. Ngoài ra những nông dân này phải là những người có trình độ học vấn tương đối khá, có tinh thần cầu tiến, chịu tiếp thu cái mới, có độ tuổi từ 31 – 50 tuổi. Ngoài ra, những nông dân này Trên cơ sở những nông dân này, tiến hành giải thích, truyền đạt giúp những nông dân này hiểu rõ về mô hình hợp tác xã. Khi đó, những nông dân này sẽ trở thành những hạt nhân nồng cốt, đóng vai trò là những vận động viên cơ sở, giúp cho công tác vận động về sau thuận lợi hơn.

Việc tìm kiếm, lựa chọn các hạt nhân này có thể thực hiện được thông qua sự hỗ trợ các hội nông dân cấp xã, cấp huyện, Phòng Nông Nghiệp – Phát triển Nông Thôn. Thông qua các hoạt động khuyến nông, các hội thảo kỹ thuật,…(có lồng ghép nội dung về kinh tế hợp tác), các hoạt động của hội nông dân và kết quả sản xuất nông nghiệp,

cán bộ khuyến nông cấp huyện, xã và chuyên trách mảngg kinh tế hợp tác cấp huyện có thể nắm được danh sách các hạt nhân này. Sau đó, báo cáo lên Liên Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho các hạt nhân này đến các buổi vận động tuyên truyền của Liên Minh, được cung cấp đầy đủ và rõ ràng những kiến thức về hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành thành lập hợp tác xã.

Đối với xã viên các hợp tác xã: Tiến hành tổ chức các buổi hướng dẫn, tuyên truyền về Luật hợp tác xã cũng như các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác

Một phần của tài liệu Luận văn " NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH HTX KIỂU MỚI TẠI HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG " docx (Trang 46 - 73)