Xác lập điểm cân bằng của Bảng cân bằng điểm và đánh giá tổng thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng bảng cân bằng điểm trong quá trình đánh giá thành quả hoạt động công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST (Trang 32 - 34)

1.3 Vận dụng Bảng cân bằng điểm đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp

1.3.6Xác lập điểm cân bằng của Bảng cân bằng điểm và đánh giá tổng thể

thành quả hoạt động doanh nghiệp

Bảng cân bằng điểm truyền đạt chiến lược thông qua một tập hợp các thước đo tài chính và phi tài chính, các thước đo này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ nhân quả, mỗi thước đo lựa chọn đều là một mắt xích trong chuỗi các mối quan hệ nhân quả cho phép truyền đạt ý nghĩa chiến lược tới mọi cấp độ trong doanh nghiệp và các thước đo đều được liên kết với các mục tiêu tài chính để từ đó Bảng cân bằng điểm giúp xác lập, tổng hợp điểm cân bằng giữa các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp trong thực hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanh và nó cũng

Năng suất của nhân viên Kết quả

Sự hài lòng của nhân viên Khả năng giữ

chân nhân viên

Năng lực của nhân viên

Cơ sở hạ tầng

về công nghệ Điều kiện làm việc

Các thước đo cơ bản

giúp cho nhà quản lý nhận biết được sự mất cân bằng qua điểm tổng hợp của Bảng cân bằng điểm.

Bên cạnh đó, Bảng cân bằng điểm sử dụng một số thước đo chung, đó là các thước đo cơ bản đánh giá thành quả, phản ánh những mục tiêu chung của các chiến lược theo đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và loại hình doanh nghiệp. Các thước đo thành quả chung này thường là những chỉ số theo sau như khả năng sinh lời, thị phần, mức độ hài lòng của khách hàng, nhân viên, kỹ năng của nhân viên. Trong khi đó các yếu tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động mang tính dẫn dắt là những chỉ số đặc thù của một đơn vị kinh doanh cụ thể, phản ánh tính chất đặc thù của chiến lược mà đơn vị kinh doanh đưa ra như các quy trình nội bộ đặc trưng, các mục tiêu học tập và đào tạo nhân viên mang lại các tập hợp giá trị cho đối tượng khách hàng và phân khúc thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới. Một Bảng cân bằng điểm tốt cần phải có và thể hiện mức độ kết hợp hợp lý giữa kết quả (các chỉ số theo sau) và nhân tố thúc đẩy hiệu quả hoạt động (chỉ số dẫn dắt) đã được chuyên biệt hóa phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp để từ đó giúp nhà quản lý đánh giá tồn diện thành quả hoạt động doanh nghiệp. Mối quan hệ và việc xác lập điểm cân bằng của các khía cạnh được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.9: Mối quan hệ và tổng hợp các khía cạnh và thước đo

Tốc độ tăng trưởng doanh thu Khía cạnh tài chính

Sự trung thành của khách hàng Khía cạnh khách hàng

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ Quy trình nội bộ

Kỹ năng nhân viên Đào tạo và phát triển nhân lực

THƯỚC ĐO KHÍA CẠNH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH vận dụng bảng cân bằng điểm trong quá trình đánh giá thành quả hoạt động công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp FAST (Trang 32 - 34)