Xử lý các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong phục vụ

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương phẩm và an toàn thực phẩm (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 51 - 54)

CHƯƠNG 3 : VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

4.3Xử lý các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong phục vụ

4. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong phục vụ ăn uống:

4.3Xử lý các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong phục vụ

- Về phía người tiêu dùng

Ở các nước phát triển, họ rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm, do đó tạo được sức ép rất lớn trên nhà sản xuất cũng như quản lý. Người tiêu dùng Việt Nam chắc chắn cũng có yêu cầu bức xúc về chất lượng hàng hóa, tuy nhiên do cuộc sống nói chung cũng cịn khơng ít khó khăn cho nên yêu cầu về chất lượng vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo sức ép hữu hiệu trên sản xuất cũng như trên quản lý.

Thực tế là người tiêu dùng rất khó lựa chọn trước rất nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú ở chợ, siêu thị, tuy nhiên cần quan tâm đến:

- Thương hiệu, nguồn gốc sản xuất sản phẩm - Thời hạn sử dụng

- Các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến VSATTP ghi trên nhãn hàng

Người tiêu dùng cần trang bị những kiến thức cơ bản về cách lựa chọn thực phẩm an toàn, hiểu đúng và thực hành đúng về vệ sinh ATTP. Có như thế

người tiêu dùng mới có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ từ mất vệ sinh ATTP.

- Về phía nhà sản xuất

Đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhà sản xuất bắt buộc vừa phải tuân thủ những quy định về chất lượng sản phẩm của nước sở tại, vừa được sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chức năng trong nước, do đó, nhìn chung, chất lượng nơng thủy sản, thực phẩm hầu hết đạt yêu cầu. Đối với việc sản xuất cho tiêu dùng trong nước, sự giám sát về mặt nhà nước ít khắt khe hơn, người sản xuất tự công bố chất lượng mặt hàng, cho nên đạo đức trong sản xuất, phương châm vì sự an tồn cho người tiêu dùng sẽ đóng vai trị chủ đạo trong quyết định chất lượng hàng hóa. Thực chất, khơng ít nhà sản xuất chăm chút q nhiều đến lợi ích riêng của mình, chẳng cần nghĩ đến hệ quả xấu do mặt hàng mình có thể gây ra cho cộng đồng. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nhà sản xuất cần:

+ Tuân thủ các quy định về VSATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm theo đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố hoặc đã được chứng nhân hợp chuẩn, hợp quy.

+ Không được sử dụng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép, nguyên liệu, hóa chất phụ gia khơng có nguồn gốc rõ ràng.

+ Tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra được sản phẩm đảm bảo vệ sinh ATTP có sức cạnh tranh mạnh, đáp ứng ngày càng cao an toàn cho người tiêu dùng.

- Về phía Nhà nước

Thứ nhất, Vấn đề an toàn thực phẩm hiện nay đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía nhân dân. Quốc hội với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân đã nắm bắt đúng

tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, lắng nghe và tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị của cử tri, đã lần đầu tiên đưa các đại biểu Quốc hội đề nghị đưa công tác đảm

bảo an tồn thực phẩm trở thành tiêu chí để phấn đấu thực hiện trong Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tới1. Quốc hội tiếp tục giám sát tối cao việc chấp hành pháp luật an tồn thực phẩm, u cầu Chính phủ trước mắt cần tổ chức thực hiện đúng 10 nhiệm vụ được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 34/2009 “Đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Thứ hai, về phía Chính phủ, trên cơ sở các luật, pháp lệnh, nghị định thi hành, chính phủ cần xem lại phương thức tổ chức quản lý về mặt nhà nước để giảm bớt chồng chéo, ít nhiều ảnh hưởng xấu đến hiệu quả đảm bảo chất lượng nông thủy sản thực phẩm xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là của chính quyền địa phương.

Các địa phương tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nơng sản thực phẩm an tồn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mơ hình VietGAP và hình thành hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; kết nối người tiêu dùng với thực phẩm an tồn.

Thứ ba, Phát huy tối đa vai trị của các Bộ, Ngành liên quan trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Bộ công an tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh, kiểm tra đột xuất về ATTP đối với ngành hàng được phân công, xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý ATTP.

Thứ tư, về công tác thanh tra, xử lý vi phạm trong vệ sinh ATTP

Cần thống nhất tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng ATTP giữa các tỉnh, thành phố để trong quá trình đi vào hoạt động đảm bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố và thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Trong cơng tác xử lý vi phạm hành chính trong vệ sinh ATTP vì chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa vi phạm vì vậy kiến nghị cần phải gia tăng mức phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm vệ sinh ATTP.

Thứ năm, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện ATTP

- Thường xuyên thông tin rộng rãi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng những vấn đề liên quan đến chất lượng nông thủy sản thực phẩm sản xuất và lưu hành trong và ngồi nước.

- Có những biện pháp có hiệu quả buộc người sản xuất, người bán phải ln tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Kiểm sốt chặt chẽ các loại thuộc thú y, hóa chất phụ gia thực phẩm đang được bày bán trên thị trường, tránh tình trạng người mua lẫn người bán đều khơng hiểu bản chất và đặc trưng hóa chất sử dụng.

Thực chất đảm bảo vệ sinh ATTP chỉ có thể giải quyết được tốt nếu có những biện pháp đồng bộ từ mọi người chúng ta, từ người quản lý, người sản

xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khỏe cho bản thân, cộng đồng, và thế hệ tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thương phẩm và an toàn thực phẩm (Nghề Kỹ thuật chế biến món ăn) (Trang 51 - 54)