Vận động theo nhạc

Một phần của tài liệu Bài giảng Tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mầm non (Trang 25 - 29)

2.3.1. Ýnghĩa của vận động theo nhc

Nhà chỉ huy Lô-tô-kôp-xki viết: “Cả người lớn, cả trẻ em, thông thường khi nghe nhạc đều muốn cử động theo nhịp tiết tấu. Tay họ đung đưa, chân gõ nhịp, đầu lắc lư. Đó là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe nhạc, vừa tự ngẫu hứng có điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình”.

Giữa âm nhạc và vận động có mối liên hệ trực tiếp xuất phát từ cơ sở sinh lí, đó là cơ quan thính giác và cơ quan cảm giác về chuyển động và thăng bằng. Nhà tâm lí học B.N Chep-lo-va cho rằng: “Việc tri giác âm nhạc xảy ra cùng lúc hoàn toàn trực

tiếp với những phản ứng vận động âm nhạc theo diễn biến thời gian”.

- Đối với trẻ mẫu giáo, do đặc điểm hồn nhiên, ham hoạt động nên mối quan hệ giữa âm nhạc và vận động được hình thành dễ dàng. Âm nhạc giúp trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, sự khéoléo, khả năng phản ứng nhanh và đúng các ấn tượng được nghe trong âm nhạc.

- Vận động theo nhạc làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Thơng qua vận động trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Các động tác múa giúp trẻ hiểu biết về kĩ năng, từ đó so sánh, lựa chọn vẻđẹp của múa.

- Giúp cho tâm hồn của trẻ trong sáng hơn, có hình thể phong thái dáng dấp đẹp.

2.3.2. Đặc điểm phát triển vận động ca tr

- Trẻ 1 tuổi: Giai đoạn trẻ tập đi, biết cầm lắc, vỗ tay, nhưng chưa chủ động cần có sự giúp đỡ của người lớn.

- Trẻ 2 - 3 tuổi: Đi lại, chạy vững, có thể phối hợp động tác đơn giản theo nhạc nhưng chưa thật khớp với nhạc, lặp đi lặp lại động tác theo nhịp điệu nhất định (đi theo nhạc, vỗ tay theo nhạc).

Ví dụ: Vận động bài kéo cưa lừa xẻ, Em thích làm chú bộ đội…

- Trẻ 3- 4 tuổi: Trẻ biết phối hợp các động tác tay, chân theo nhịp điệu âm nhạc,

vận động có đạo cụ, tốc độ vừa phải. Trẻ biết làm những động tác toàn thân, cơ bắp lớn và biên độ lớn và những động tác mang tính đối xứng. Tuy nhiên những động tác nhỏ chuyển nhiều chi tiết hoặc những động tác địi hỏi sự chính xác trẻ chưa làm được. Muốn chuyển từ động tác này sang động tác khác trẻ cần một khoảng thời gian rộng.

- Trẻ 4 - 5 tuổi: Trẻ có thể chuyển động nhịp nhàng theo tính chất âm nhạc, thay

đổi chuyển động từ tốc độ nhịp nhàng chuyển sang nhanh dần, thực hiện các bước nhảy thẳng, xoay tròn, đá chéo chân, nhảy chân sáo và nhảy vịng trịn một mình, nhảy đổi nhiều nhóm…

- Trẻ 5- 6 tuổi: Biết chuyển động nhịp nhàng theo âm nhạc, từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hoặc chậm. Động tác chân linh hoạt: nhảy mềm tại chỗ, nhảy gập đầu gối…

Thay đổi đội hình theo âm nhạc mở rộng, thu hẹp vịng trịn, biết thể hiện động tác diễn cảm, sáng tạo.

2.3.3. Các hình thức vận động theo nhc

Hoạtđộng vận động theo nhạc ở lứa tuổi mầm non có thể chia làm hai nhóm trên cơ sở tri giác âm nhạc và tái tạo các phương tiện truyền cảm trong động tác.

- Nhóm một: là những động tác đơn giản biểu hiện cảm xúc theo tính chất, nhịp điệu âm nhạc như: Vỗ tay, nhún nhảy…

+ Các vận động đơn giản theo nhịp, phách, âm hình, tiết tấu chậm, phối hợp,

nhanh.

+ Các động tác minh hoạ cho lời ca. Ví dụ. Bài Bác đưa thư vui tính.

- Nhóm hai: Hướng vào kĩ năng chuyển động trong quá trình tổ chức âm nhạc. Các bài múa được dàn dựng mang tính nghệ thuật, trang phục, đạo cụ, hố trang, di chuyển đội hình.

2.3.4. Phương pháp hướng dn tr vận động theo nhc

2.3.4.1. Làm mẫu

- Mục đích: Giúp trẻ tri giác tồn vẹn những vận động.

- Trẻ học thông qua bắt chước nên giáo viên phải làm mẫu nhiều lần, các động tác cần phải đẹp, diễn cảm chính xác.

2.3.4.2. Dùng lời:

- Chủ yếu là để hướng dẫn, phân tích, đặt câu hỏi.

- Mục đích: Giáo viên dùng lời để giải thích các động tác giúp cho trẻ hiểu và thực hiện được các vận động. Dùng lời cịn dùng để động viên, khuyến khích trẻ, giúp trẻ tưởng tượng khi làm động tác.

- Yêu cầu: Lời nói cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. 2.3.4.3. Thực hành luyện tập

Trẻ thực hiện theo mẫu của cô từ đầu đến hết bài hoặc bắt chước theo cô từng câu, từng phần, từng đoạn.Cho trẻ thực hiện nhiều lần chỗ khó, chỗ trẻ chưa vững.

- Mục đích: Giúp trẻ nắm được động tác, thực hiện được cả bài. - Yêu cầu: Mẫu của cơ phải chuẩn, chính xác.

2.3.4.4. Sửa sai

- Đối với múa, khi trẻ sai một động tác, cô tách riêng động tác ra làm mẫu kết hợp với dùng lời hướng dẫn yêu cầu trẻ thực hiện lại.

- Đối với vỗ tay, nếu trẻ thực hiện sai, cô cho trẻ thực hiện theo nhịp đếm từ chậm đến nhanh rồi chủ động ghép lời.

- Có những lời trẻ vỗ sai, cơ tách riêng lời đó ra, phân tích cho trẻ thấy rõ, kết hợp xem cô làm mẫu chậm và cho trẻ thực hiện lại.

2.3.5. Quá trình dạy vận động theo nhc

2.3.5.1. Chuẩn bị

- Lựa chọn bài hát.

- Phân tích tìm hiểu nội dung tác phẩm.

- Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi để gợi ý cho trẻ thực hiện động tác, minh hoạ lời ca hoặc xây dựng bài múa.

- Xác định mục tiêu của bài dạy.

- Chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ.

- Chuẩn bị giáo án, xác định phương pháp, biện pháp, dự kiến đội hình…

2.3.5.2. Tiến hành

Có nhiều cách dạy cơ căn cứ vào đặc điểm từng lớp để chọn cách dạy phù hợp.

* Đối với bài hát và vận động mới ( trẻ chưa được làm quen)

- Múa hay vận động minh hoạ.

+ Cơ giới thiệu tên bài hát, tác giả và hình thức vận động. + Cô thực hiện mẫu 1-2 lần.

+ Cô dạy trẻ từng động tác sau đó ghép các động tác lại với nhau.

Sau khi dạy hết cả bài cho trẻ thực hiện tồn bài vài lần. Cơ tổ chức cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tổ, nhóm, cá nhân.

+ Có một số bài vận động, động tác không thay đổi từ đầu đến hết bài cô làm mẫu động tác cho trẻ thực hiện theo nhịp đếm của cô. khi thấy trẻ thực hiện được cơ chủ động ghép lời.Ví dụ: Làm chú bộ đội, Bác đưa thư vui tính…

+ Củng cố: Hỏi lại tên bài hát và vận động.

- Vỗ tay hay gõ đệm.

+ Cô thực hiện 1-2 lần

+ Cơ phân tích cách vỗ theo nhịp đếm: vỗ tay theo phách là vỗ đều, vỗ theo nhịp là vỗ vào những phách đứng đầu ô nhịp, vỗ theo tiết tấu chậm, vỗ theo tiết tấu nhanh,

vỗ theo tiết tấu phối hợp.

+ Cho trẻ thực hiện theo nhịp đếm của cô.

+ Trẻ vỗ cùng cô với tốc độ chậm, đến khi trẻ vỗ đều cô tăng tốc độ, trẻ vỗ đúng cô cho trẻ ghép lời.

+ Tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau.

+ Những bài nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc hay thực hiện các động tác minh hoạ thơng qua hình thức trị chơi. Có những bài vận động động tác phù hợp cho nam, nữ cô tách riêng ra dạy cho nam và nữ sau đó phối hợp cho cả nam và nữ.

* Đối với bài vận động trẻ đã được làm quen, cô hướng dẫn như sau:

- Cô cho trẻ nghe giai điệu đốn tên bài hát, tác giả. - Cơ thực hiện lại vận động.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mầm non (Trang 25 - 29)