Giờ học nhạc

Một phần của tài liệu Bài giảng Tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mầm non (Trang 31 - 34)

- Là hình thức cơ bản nhấtđược tổ chức trong hoạt động học có chủ định. Ở đây trẻ được học các kỹ năng cách thể hiện, cách cảm thụ âm nhạc có hệ thống dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong một thời gian nhất định.

- Trong tiết học âm nhạc, các hoạt động âm nhạc như nghe nhạc, dạy hát, vận động theo nhạc và trị chơi âm nhạc nối tiếp liên hồn với nhau.

- Trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc giáo viên là người hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, vui chơi, tìm tịi, khám phá. Trẻ tham gia hoạt động âm nhạc một cách hứng thú, chủ động để phát triển khả năng âm nhạc của bản thân.

- Giáo viên tích cực làm việc với nhóm, cá nhân để giúp trẻ thể hiện tốt hoạt động âm nhạc. Trẻ hoạt động không bị áp đặt để phát huy năng lực bản thân, được trao đổi, nhận xét để trở nên năng động và tích cực hơn. Chính vì vậy trong vận động theo nhạc, trẻ được tự dothể hiện nhiều cách khác nhau.

Về hình thức tổ chức: hoạt động âm nhạc được tổ chứcdưới hai hình thức.

* Hình thức thứ nhất: Giờ học nhạc có hát, vận động, nghe nhạc. Giờ học có từ 2

–4 dạng hoạt động âm nhạc. Trong tiết học có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp trên cơ sở chủ đề.

* Hình thức thứ hai: Sinh hoạt văn nghệ sau chủ đề.

Tổ chức hoạt động âm nhạc theo hình thức giờ học gồm những yêu cầu sau:

- Nội dung trọng tâm của giờ học nhạc sẽ được thực hiện với một trong các hoạt động: ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát.

Ví dụ:

Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên

+ Nội dungtrọng tâm: Dạy hát –Cho tôi đi làm mưa với + Nội dung kết hợp: Nghe hát –Mưa rơi

Chủ đề: Động vật

+ Nội dung trọng tâm: Nghe hát – Chim bay

+ Nội dung kết hợp: Dạy hát - Chim mẹ chim con Chủ đề: Gia đình

+ Nội dung kết hợp: Nghe hát - Cho con và trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng hát tìm đồ vật’

- Chú ý cân đối giữa hoạt động “động” và hoạt động “tĩnh”. Đảm bảo hài hồ giữa cơ và trẻ, tránh để trẻ hoạt động liên tục trong một trạng thái cường độ.

- Đảm bảo đặc trưng nghệ thuật âm nhạc trong khi tích hợp các nội dung, kĩ năng khác trong hoạt động giáo dục âm nhạc.

3.1.1. Gi hc trnhà trẻ

- Trẻ 0 - 2 tuổi, chỉ có dạng hoạt động nghe nhạc.

- Trẻ 2 - 3 tuổi cấu trúc giờ học gồm hai hoạt động, một nội dung trọng tâm và

một nội dung kết hợp.

Nội dung Dạng thứ 1 Dạng thứ 2

Trọng tâm Hát Nghe

Kết hợp Vận động Vận động

3.1.2. Gi hc ca tr mẫu giáo

Đối với trẻ mẫu giáo, giờ học của trẻ có từ hai đến bốn dạng hoạt động âm nhạc, tuỳ thuộc vào mức độ khó dễ của tác phẩm và khả năng của từng nhóm trẻ để chọn một nội dung trọng tâm và một, hai hoạt động kết hợp. Thời gian cho mỗi nhóm tuổi phải phù hợp với hứng thú và độ tuổi của trẻ.

Nội dung Dạng thứ 1 Dạng thứ 2 Dạng thứ 3

Trọng tâm Hát Nghe Vận động

Kết hợp Vận động ( Nghe) Hát ( Trò chơi) Nghe

Trò chơi Vận động Hát ( Trò chơi)

Lưu ý: Tuỳ vào bài hát và khả năng âm nhạc của trẻ mà giáo viên có thể chọn 2-

3 dạng hoạt động âm nhạc trong một giờ học nhạc.

Ví dụ: Nếu chọn dạy hát làm trọng tâm nhưng bài hát dài (khó) cơ chỉ chọn hai dạng hoạt động âm nhạc. Nếu bài hát ngắn, đơn giản trẻ đã được làm quen cơ có thể chọn 3 dạng hoạt động âm nhạc.

* Qui trình giờ học nhạc. (đối với giờ học có dạy hát hay vận động theo nhạc là

- Bước 2. Dạy hát ( Dạy vận động hay vận động theo nhạc)

+ Giới thiệu tên bài hát, tác giả ( Hình thức vận động nếu dạy vận động) + Cô hát mẫu

+ Dạy trẻ hát ( dạy trẻ vận động)

+ Cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức.

- Bước 3: Nghe hát .

+ Giới thiệu tên bài hát, tác giả.

+ Cô hát ( 2 –3 lần) giữa những lần hát cần xen kẻ các biện pháp. + Củng cố.

- Bước 4: Trò chơi

+ Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.

+ Cho trẻ chơi.

+ Nhận xét.

Các dạng hoạt động âm nhạc được lựa chọn phải theo các chủ đề giáo dục.

* Lưu ý : Đối với giờ học nhạc có nội dung nghe hát là trọng tâm được thực hiện như sau :

- Bước 1. Ổn định tạo hứng thú –trò chuyện

- Bước 2. Nghe hát.

+ Giới thiệu tên bài hát, tác giả (xuất xứ). + Cô hát lần 1 kết hợp đàn.

+ Diễn giải nội dung bài hát.

+ Cô hát lần 2 kết hợp động tác minh hoạ. + Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát.

- Bước 3: Dạy hát (hoặc vận động) + Giới thiệu tên bài hát, tác giả.

+ Giới thiệu tên bài hát, tác giả ( Hình thức vận động nếu dạy vận động) + Cô hát mẫu

+ Dạy trẻ hát ( dạy trẻ vận động)

+ Cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức.

- Bước 4: Trò chơi

+ Cho trẻ chơi. + Nhận xét.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mầm non (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)