Lập kế hoạch theo chủ đề

Một phần của tài liệu Bài giảng Tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mầm non (Trang 44 - 45)

Qui trình thực hiện

- Sưu tầm, lựa chọn tác phẩm dạy trẻ hát, hát cho trẻ nghe, trò chơi âm nhạc ( nếu có) phù hợp với chủ đề giáo dục.

- Tìm hiểu nội dung và thể loại của tác phẩm, xác định đặc điểm âm nhạc, sắc thái, âmvực, cấu trúc, câu đoạn của bài hát, dự kiến đoạn khó về âm điệu, nhịp điệu, lời ca..

- Đánh giá mức độ ca hát của trẻ, mức độ cảm thụ âm nhạc của lớp mình phụ trách để xác định nội dung trọng tâm - nội dung kết hợp.

Ví dụ: Nếu bài hát đa số trẻ đã biết nên chọn dạy vận động theo nhạc là trọng tâm. Nếu trẻ chưa thuộc và hát sai nhiều nên chọn dạy hát làm trọng tâm nội dung khác là nội dung kết hợp.

- Lựa chọn các hoạt động âm nhạc: Tuỳ theo mức độ dài ngắn, khó hay dễ của tác phẩm và khả năng thể hiện cảm thụ của trẻ để cấu trúc bài học có 1,2,3 dạng hoạt

động âm nhạc ( ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc). Đảm bảo thời gian tổ chức hoạt dộng âm nhạc theo qui định.

- Giáo dục tích hợp: khi tiến hành các hoạt động âm nhạc trong giờ học âm nhạc, cần chú ý tổ chức mơi trường hoạt động cho cơ và trẻ, có sự phối hợp các lĩnh vực phát triển khác, bổ trợ cho hoạt động chính là hoạt động âm nhạc.

- Chuẩn bị đồ dùng phù hợp với nội dung các hoạt động.

- Thiết kế bài soạn: thiết kế bài soạn giáo dục âm nhạc theo hướng đổi mới tích hợp các chủ đề phụ thuộc vào nghệ thuật của mỗi giáo viên. Trên cơ sở những điều kiện thực tế của từng trường, từng lớp, năng lực của giáo viên, khả năng tiếp thu của trẻtrong từng lớp mà giáo viên xây dựng bài soạn cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Bài giảng Tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mầm non (Trang 44 - 45)