Trò chơi âm nhạc

Một phần của tài liệu Bài giảng Tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mầm non (Trang 29 - 31)

2.4.1. Ýnghĩa của trò chơi âm nhạc

Trị chơi âm nhạc là hình thức sáng tác tích cực nhất nhằm thể hiện nội dung và cảm xúc âm nhạc.

- Các trị chơi âm nhạc có nội dung âm nhạc, có luật, giúp trẻ thực hiện một cách dễ dàng các hình thức rèn luyện kỹ năng hát múa, cảm thụ âm nhạc, ghi nhớ tác phẩm.

- Trò chơi âm nhạc giúp trẻ nắm được một số kiến thức về âm nhạc.

- Trong q trình trẻ tham gia trị chơi, giáo dục tính đồn kết hiểu biết lẫn nhau, quan tâm đến nhau.

- Khơng khí hào hứng của trò chơi âm nhạc làm trẻ vui tươi phấn khởi, say mê giúp trẻ thêm tự tin, mạnh dạn hoà nhập với các bạn.

2.4.2. Các dạng trò chơi âm nhạc

- Chơi dựa theo nội dung và cấu trúc âm nhạc: Trẻ vừa hát vừa diễn các vai nhân vật (chú bộ đội, bác đưa thư…). Trong quá trình chơi, trẻ được phân nhóm hát nối tiếp từng câu nhạc, hát đối đáp.

- Trò chơi rèn luyện thuộc tính âm nhạc: dựa vào âm sắc cao độ, trường độ, tiết tấu, nhịp độ các trị chơi khác nhau: Nghe tiếng hát tìm đồ vật, ai hát, bao nhiêu bạn hát…

- Trị chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc: Trẻ nhắc lại giai điệu khi nghe giáo viên đàn, nhìn tranh đốn tên bài hát, nghe giai điệu nhận tên bài hát.

Ví dụ: Trị chơi nghe giai điệu đốn tên bài hát, ơ cửa bí mật, …

2.4.3. Cácbước t chc cho trchơi

* Trò chơi mới

- Giới thiệu tên trị chơi.

- Giải thích cách chơi.

- Cho trẻ chơi thử. - Cho lớp chơi.

Sau mỗi lần chơi giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên khuyến khích trẻ.

* Trị chơi cũ - Giới thiệu

- Cho cả lớp chơi.

Giáo viên nhận xét đánh giá, động viên khuyến khích trẻ.

* Chú ý: Cần nâng cao yêu cầu trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi. Khi soạn mục đích yêu cầu cần ghi rõgiải quyết nhiệm vụ âm nhạc gì? Củngcố kiến thức gì?

Câu hỏi ơn tập

1. Phân tích vai trị, ý nghĩa của việc tổ chức cho trẻ nghe nhạc. 2. Phân tích đặc điểm, khả năng nghe nhạc của trẻ theo từng độ tuổi. 3. Trình bày nội dung và phương pháp tổ chức cho trẻ nghe nhạc. 4. Trình bày các hình thức tổ chức nghe nhạc.

5. Trình bày các bước tiến hành cho trẻ nghe nhạc.

6. Cần lựa chon và sử dụng tác phẩm như thế nào cho trẻ nghe.

7. Phân tích ý nghĩa, vai trị giáo dục của ca hát đối với trẻ mầm non.

8. Đặc điểm giọng hát của trẻ có gì khác biệt so với người lớn? Từ đó hãy đưa ra những đặc điểm cơ bản về tính chất và thể loại âm nhạc của các bài hát dành cho trẻ. 9. Hãy trình bày những yêu cầu khi dạy trẻ hát.

10. Nêu quá trình dạy hát cho trẻ.

11. Trình bày đặc điểm khả năng vận động của trẻ mẫu giáo.

12. Trình bày các dạng vận động theo nhạc của trẻ.

13. Phân tích ý nghĩa của trò chơi âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ.

13. Trình bày các bước hướng dẫn cho trẻ chơi trị chơi âm nhạc. Lấy ví dụ minh hoạ bằng một trị chơi cụ thể.

Chương 3: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC

Một phần của tài liệu Bài giảng Tổ chức hoạt động Âm nhạc cho trẻ mầm non (Trang 29 - 31)