Ngoài giờ học âm nhạc, tổ chức nghe nhạc trong các giờ học khác là phương pháp giáo dục tích hợp đạt hiệu quả cao. Trong các giờ làm quen trẻ với tác phẩm văn học, tổ chức hoạt động tạo hình, khám phá mơi trường xung quanh, làm quen với chữ cái…có sự tham gia của âm nhạc cũng làm giờ học thêm sinh động, hấp dẫn.
3.2.2.1. Giờ làm quen văn học
- Trong giờ làm quen văn học có thể kết hợp âm nhạc cùng chủ đề sẽ giúp cho trẻ cảm nhận tác phẩm tốt hơn. Ngoài ra các bài hát phù hợp chủ đề còn là phương tiện hữu hiệu để cô giáo dẫn dắt vào bài, tạo hứng thú và thay đổi khơng khí giờ học.
Ví dụ: Khi đọc bài thơ Bác Hồ của em kết hợp cho trẻ nghe bài hát nhớ ơn Bác Sử dụng bài hát Con gà trống để dẫn dắt vàocâu chuyện Cáo thỏ gà trống.
Nhiều nhạc sĩ tìm ý thơ phổ nhạc để có lời ca giàu hình ảnh đã có tác dụng giáo dục nhiều mặt, vì khi các bài thơ đó được phổ nhạc trở thành các bài hát trẻ sẽ dễ nhớ, tăng cường sự cảm thụ nghệ thuật.
Ví dụ: Các bài thơ Ơng mặt trời của Ngơ Thị Bích Hiền, Chim chích bơng của Nguyễn Viết Bính, Mẹ và cô của Trần Quốc Toản, Hoa kết trái, Hạt gạo làng ta…đã được phổ nhạc và trở thành các bài hát được trẻ yêu thích.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên dựa vào các bài đồng dao trong chương trình thơ - truyện của trẻ để phổ nhạc. Một số bài đạt chất lượng nghệ thuật cao như: Con gà, Gánh gánh gồng gồng, Rềnh rềnh ràng ràng… Các bài hát này dùng để kết hợp trong khi dạy thơ truyện rất tốt.
3.2.2.2. Giờ hoạt động tạo hình
Sử dụng âm nhạc trong giờ hoạt động tạo hình kích thích sự sáng tạo, gợi mở,
phát triển trí tưởng tượng khi cho trẻ vẽ, nặn, cắt dán…
Nhiều chương trình giáo dục của các nước trên thế giới, giờ hoạt động tạo hình ln có sự tác động của âm nhạc, trong đó có nhạc không lời. Ở nước ta, việc sử dụng âm nhạc trong giờ học tạo hình cũng là một nội dung bắt buộc. Âm nhạc được lựa chọn là các bài hát phù hợp với đề tài để làm khâu dẫn dắt, tạo hứng thú, nhạc không lời trong khi trẻ vẽ là nội dung quan trọng không thể thiếutrong giờ học tạo hình.
Trong giờ hoạt động tạo hình, cho trẻ nghe những bản nhạc không lời hay các bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề tạo hình.
Ví dụ: Hoạt động tạo hình Chủ đề Nghe nhạc kết hợp Vẽ Mưa Hoa Ơng mặt trời
Mưa mùa hạ( Đơng Hải) Màu hoa ( Hồng Đăng)
Cháu vẽ ông mặt trời ( Tân Huyền)
Vẽ Trăng
Máy bay
Hoa mùa xuân Con gà trống Cô giáo
Ánh trăng hồ bình ( hồ Bắc- lời Mộng Lân) Anh phi công ơi
Mùa xuân đếnrồi
Con gà trống (Tân Huyền) Cô giáo ( Đỗ Mạnh Thường) Nặn Xé Dán Gà con Con cá Đàn gà con cá vàng bơi
Ngoài các bài hát quen thuộc, phù hợp với chủ đề thường được sử dụng trong phần ổn định, tạo hứng thú, trong q trình trẻ vẽ, nặn, xé… cơ chọn những bản nhạc không lời cho trẻ nghe.
3.2.2.3. Giờ làmquen với môi trường xung quanh
- Giờ làm quen với môi trường xung quanh giúp trẻ trau dồi hoạt động trí tuệ, nhận biết cuộc sống xã hội, thế giới tự nhiên; cỏ, cây, hoa, lá, động vậtvà một số hiện tượng tự nhiên.
- Để hiểu đúng các đối tượng, trẻ phải quan sát, tiếp xúc nhiều lần bằng các giác quan. Việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo cho trẻ có cảm xúc với đối tượng. Ví dụ: trong bài Giới thiệu về một số loài hoa yêu cầu trẻ phân biệt được một số loài hoa và so sánh, nhận xét sự giống nhau về cấu tạo, hình dáng, màu sắc,hương thơm…giáo dục trẻ khơng hái hoa, bẻ cành, chăm sóc hoa. Cơ cho trẻ nghe bài Ra vườn hoa của Văn Tấn sẽ tăng thêm hiệu quả tiết học.
Tóm lại, giờ học làm quen với mơi trường xung quanh nhằm mục đíc giờ học thêm sinh động, phát huy tích cực các giác quan của trẻ, đem đến cho trẻ nhiều ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc.
3.2.2.4. Giờ làm quen chữ cái
Trong giờ học làm quen với chữ cái, việc sử dụng tác phẩm âm nhạc được sử dụng để làm khâu dẫn dắt, tạo hứng thú. Trẻ mẫu giáo là lứa tuổi “ học mà chơi –chơi mà học”, sử dụng các tác phẩm âm nhạc kết hợp trong các trò chơi củng cố sẽ nâng cao hiệu quả lĩnh hội chữ cái cho trẻ.
Ví dụ: Trong tiết làm quen với chữ cái cơ có thể trích một đoạn trong ca cảnh Sói và gà cánh tiên của Trần Ngọc: “…Ta vui học chữ a có kèm theo cái móc. Ta vui học chữ ơ nó mọc thêm cái râu. Ta vui học chữ ơ trên đầu che cái nón..”
3.2.3. Sử dụng âm nhạc sau giờ học buổi sáng
Buổi sáng, sau giờ thể dục và hoạt động học tập, trẻ được chơi quanh sân trường.
Trong lúc trẻ vui chơi có thể kết hợp hoạt động âm nhạc, cho trẻ hát những bài phù hợp với chủ đề chơi hoặc cho trẻ nghe nhạc khơng lời có giai điệu đẹp.
Ví dụ: cho trẻ nghe bài Khúc hát dạo chơi của Trần Hữu Du, Em đi chơi thuyền của Trần Khiết Tường, Màu hoa…
- Vào giờ ăn cô có thể cho trẻ nghe bài Mời bạn ăn.
- Cơ có thể hát cho trẻ nghe những làn điệu dân ca, các bài hát ru trước giờ ngủ trưa.Những âm thanh êm dịu mượt mà và sự trìu mến của cô giáo sẽ đưa trẻ vào giấc ngủ đầm ấm và dễ chịu.Trong chương trình giáo dục của trường mầm non, cơ hát trẻ nghe vào giờ nghỉ trưa là một đặc trưng khác hẳn ở trường phổ thông.
- Buổi chiều sau khi ngủ dậy, trẻ cũng có thể nghe những bài hát, bản nhạc khơng
lời mang tính chất vui vẻ, nhộn nhịp. Thời gian nghe không nhiều, trước hết làm cho các cháu tỉnh táo, chơi tự do và chờ bố mẹ đến đón về. Lúc này nên cho trẻ nghe những bài trẻ yêu thích, nội dung bài lành mạnh: dân ca, ca khúc thiếu nhi, hoặc cho trẻ nghe để củng cố các bài đã học, sắp học.
Như vậy ở trường mầm non, từ lúc đến trường cho đến khi bố mẹ đón, âm nhạc ln ln xuất hiện bên trẻ tạo khơng khí tươi mát. Nếu vắng bóng lời ca tiếng hát thì trường lớp đối với trẻ thật buồn tẻ. Âm nhạc là chu kì thời gian, là nhịp sống hàng
ngày của trẻ, làm cho trẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻthơ.
3.3. Âm nhạc trong ngày lễ, ngày hội
3.3.1. Ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày lễ, ngày hội
Tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động được qui định trong chương trình giáo dục. Hoạt động này tạo điều kiện hình thành ở trẻ những phẩm chất đạo đức, trí tuệ và kĩ năng nghệ thuật.
Vào các ngày lễ, ngày hội ( như ngày Khai giảng, ngày 20/11, ngày Tết nguyên đán, ngày 8/3, ngày tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi và Lễ bế giảng…) là những ngày có hình thức tổ chức quan trọng trong việc tạo ra môi trường âm nhạc phong phú, sinh động cho trẻ.
- Trẻ được tiếp thu những tư tưởng lớn của ngày lễ.
- Ngày lễ, ngày hội có các hoạt động nghệ thuật đa dạng như hát, múa, kịch, thơ.. Trẻ được thể hiện tình cảm của mình qua các lời ca, điệu múa, đọc thơ, kể chuyện.
- Tạo cho trẻ sự nô nức, phấn khởi và ý thức với ngày lễ. - Phát triển tình cảm thẩm mĩ.
* Yêucầu âm nhạc trong ngày hội ngày lễ.
- Nội dung các tiết mục được xác định theo u cầu của ngày lễ đó. Ví dụ:
+ Ngày tết Trung thu chọn bài: Rước đèn dưới trăng ( Phạm Tuyên), Đêm trung thu ( Phùng Như Thạch), Ánh trăng hồ bình, Chiếc đèn ơng sao…
- Các tiết mục phải được xây dựng phong phú và đa dạng. Ví dụ: Chương trình vừa có đơn ca, song ca, múa, nhảy…
- Đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục, có giá ttrị về nghệ thuật và phù hợp với lứa tuổi.
3.3.2. Chuẩn bị và tiến hành
3.3.2.1.Chuẩn bị
- Chương trình phải được xây dựng trước, phải có một buổi sơ khảo rút kinh nghiệm.
- Tổ chức các hoạt động tạo hình, có thể cho trẻ cùng tham gia làm những đồ dùng chuẩn bị cho buổi lễ.Xen kẽ chương trình văn nghệ có đọc thơ, kể chuyện. Nên có một trị chơi đơn giản, mới để tạo hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Ngày 8/3
Để chuẩn bị cho ngày hội, cô giáo hướng dẫn trẻ tự làm những bông hoa để tặng bà, tặng mẹ và cơ giáo. Chương trình liên hoan văn nghệ có cả đọc thơ, múa hát theo chủ đề mẹ. Có thể sử dụng các bài hát sau: Mẹ là ánh nắng sớm mai ( Hoàng long), Múa cho mẹ xem ( Xuân Giao), Chỉ có một trên đời (ý thơ Nga, nhạc Trương Quang Lục), Khúc hát ru người mẹ trẻ (Phạm Tuyên), Cô giáo (Nguyễn Mạnh Thường),Bông hoa mừng cô (Trần Thị Duyên). Thơ : Mẹ của em (Trần Quang Vịnh), Cô và mẹ (Trần Quốc Tồn)...
- Cần chọn người dẫn chương trình là người có ngoại hình ưa nhìn, có khả năng
diễn đạt, hóm hỉnh, vui vẻ, biết ứng xử tình huống thật linh hoạt vì trẻ nhỏ dễ xảy ra “sự cố”. Cũng có thể phối hợp dẫn chương trình với cháu lớp mẫu giáo 5 –6 tuổi.
3.3.2.2. Tiến hành:
- Thời gian từ 30 - 40 phút.
- Đầu tiên là sự diễu hành của trẻ vào sân lễ, nên có nhạc đệm theo nhịp hành khúc và trong tay trẻ nên có vật tượngtrưng.
- Chương trình phải được sắp xếp hợp lý, xen kẽ các tiết mục là các dạng hoạt động khác nhau, xen kẽ giữa động và tĩnh các thểloại khác nhau,giữa các tiết mục các lớp.
- Phần kết thúc.
Người dẫn chương trình có thể nhấn mạnh lại tư tưởng của ngày lễ, ngày hội. Cho trẻ đi ra ngồi theo nhạc đệm.
Câu hỏi ơn tập:
1. Hoạt động âm nhạc ở trường mầm non được tổ chức ở những hình thức nào? Trình bày hình thức giờ học nhạc.
2. Phân tích vai trị của âm nhạc trong các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non. 3. Phân tích vai trò âm nhạc trong ngày hội ngày lễ đối với trẻ mầm non. Soạn chương trình văn nghệ nhân ngày Khai giảng, ngày tết Trung thu, ngày 20/11, ngày Tết nguyên đán và lễ tổng kết năm học.
4. Hãy lên kế hoạch một ngày ở trường mầm non trong đó có sử dụng âm nhạc kết hợp. Lấy ví dụ cụ thể một đối tượng trẻ.
Chương 4. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC VÀ TẬP DẠY
4.1. Phân phối chương trình
Chương trình giáo dục âm nhạc dành cho trẻ mầm non gồm các hoạt động: Dạy hát, cho trẻ nghe hát, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc được kết hợp với nhau và triển khai trong giờ hoạt động âm nhạc.
Căn cứ vào hướng dẫn của Vụ Giáo dục mầm non, các lớp nhà trẻ và mẫu giáo 3 –4 tuổi sử dụng các bài hát hướng vào các chủ đề cụ thể:
Nhàtrẻ: - Nhà trẻ: 10 chủ đề TT Chủ đề Số tuần 1 Bé và các bạn 3 2 Đồ chơi của bé 4 3 Các bác các cô trong nhà trẻ 3 – 4
4 Cây và những bông hoa đẹp 4
5 Những con vật đáng yêu 4
6 Ngày tết vui vẻ 4
7 Mẹ và những người thân yêu của bé 4
8 Có thể đi khắp nơi bằng phương tiện gì 4
9 Mùa hè đến rồi 3
10 Bé lên mẫu giáo 3
- Mẫu giáo
Các lớp mẫu giáo bé, nhỡ, lớn thực hiện theo 5 chủ đề lớn. + Bản thân
+ Gia đình
+ Môi trường tự nhiên + Môi trường xã hội + Dinh dưỡng và sức khoẻ
Chủ đề dinh dưỡng sức khoẻ không tách riêng mà lồng vào các chủ đề bản thân, gia đình, mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội.
TT Chủ đề 1 Bản thân 2 Gia đình 3 Trường mầm non 4 Nghề nghiệp 5 Thực vật 6 Động vật
7 Nước và các hiện tượng tự nhiên
8 Luật lệ và phương tiện giao thông
9 Quê hương, đất nước, Bác Hồ, Trường tiểu học
Mỗi chủ đề có các nhánh nhỏ. Ví dụ:
Chủ đề bản thân Bé là ai
Cơ thể của bé
Bécần gì để lớn lên và khoẻ mạnh Gia đình Gia đình tơi
Gia đình sống chung trong một ngơi nhà
Nhu cầu gia đình
Ngày nhà giáo Việt Nam ( có hoặc khơng)
Nghề nghiệp Ngày Quân đội nhân dân Việt Nam ( có hoặc khơng)
Nghề dịch vụ
Nghề xây dựng
Nghề sản xuất
Trường mầm non Trường mầm non của bé
Tết trung thu ( có hoặc khơng)
Lớp học của bé
Thực vật Hoa Rau Quả Cây xanh Động vật Động vật nuôi trong nhà Động vật sống trong rừng Động vật sống dưới nước Côn trùng
- Cụ thể trẻ mẫu giáo 3 –4 tuổi và 4 – 5 tuổi gồm các chủ đề + Bản thân
+ Gia đình
+ Trường mầm non + Nghề nghiệp
+ Luật lệ và phương tiện giao thông + Thế giới thực vật; Tết và mùa xuân + Thế giới động vật
+ Nước và các hiện tượng tự nhiên + Quê hương –Đất nước –Bác Hồ.
- Mẫu giáo lớn ( 5 –6 tuổi) + Bản thân
+ Gia đình
+ Trường mầm non + Nghề nghiệp
+ Luật lệ và phương tiện giao thông + Thế giới thực vật; Tết và mùa xuân
+ Thế giới động vật
+ Nước và các hiện tượng tự nhiên + Quê hương – Đất nước – Bác Hồ. + Trường tiểu học
Quan điểm tích hợp cũng được thể hiện ở nội dung dạy trẻ theo các lĩnh vực gần gũi với nhau, quan hệ lồng ghép giữa các mặt giáo dục trong các mơn học.
Ví dụ: trong giờ học âm nhạc có thể tích hợp kiến thức về mơi trường xung quanh, văn học.. có liên quan đến chủ đề,đề tài và nội dung bài hát.
4.2. Xây dựng kế hoạch
Khi xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ, căn cứ vào đối tượng trẻ, vào chương trình hiện hành, những đồ dùng dạy và học của giáo viên, của trẻ … kế hoạch cần ghi rõ
- Đối tượng trẻ: Nhà trẻ, mẫu giáo 3 –4 tuổi, mẫu giáo 4 – 5 tuổi, mẫu giáo 5 – 6
tuổi .
- Lựa chọn chủ đề, đề tài, lựa chọn nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp.
- Xác định được mục tiêu. - Phương pháp, biện pháp.
- Dự kiến thời gian, thời lượng, trình tự nội dung.
- Dự kiến đội hình ( cho từng hoạt động). - Những hoạt động tích hợp.
4.1.1. Lập kế hoạch theo chủđề
Qui trình thực hiện
- Sưu tầm, lựa chọn tác phẩm dạy trẻ hát, hát cho trẻ nghe, trị chơi âm nhạc ( nếu có) phù hợp với chủ đề giáo dục.
- Tìm hiểu nội dung và thể loại của tác phẩm, xác định đặc điểm âm nhạc, sắc thái, âmvực, cấu trúc, câu đoạn của bài hát, dự kiến đoạn khó về âm điệu, nhịp điệu, lời ca..
- Đánh giá mức độ ca hát của trẻ, mức độ cảm thụ âm nhạc của lớp mình phụ trách để xác định nội dung trọng tâm - nội dung kết hợp.
Ví dụ: Nếu bài hát đa số trẻ đã biết nên chọn dạy vận động theo nhạc là trọng tâm. Nếu trẻ chưa thuộc và hát sai nhiều nên chọn dạy hát làm trọng tâm nội dung khác là nội dung kết hợp.
- Lựa chọn các hoạt động âm nhạc: Tuỳ theo mức độ dài ngắn, khó hay dễ của tác phẩm và khả năng thể hiện cảm thụ của trẻ để cấu trúc bài học có 1,2,3 dạng hoạt
động âm nhạc ( ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc). Đảm bảo thời gian tổ chức hoạt dộng âm nhạc theo qui định.
- Giáo dục tích hợp: khi tiến hành các hoạt động âm nhạc trong giờ học âm nhạc, cần chú ý tổ chức môi trường hoạt động cho cơ và trẻ, có sự phối hợp các lĩnh vực