Tăng vốn điều lệ, vốn tự có

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 78 - 79)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank trong xu thế hội nhập

3.2.1.1 Tăng vốn điều lệ, vốn tự có

Vốn là điều kiện cần mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải đưa lên hàng đầu trong việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của riêng mình. Vì vậy, việc tăng vốn là việc mà Agribank phải làm trong giai đoạn hiện nay bằng một số giải pháp chính sau:

Tăng vốn từ lợi nhuận để lại, đây là cách thức cơ bản để tăng vốn. Ưu điểm của

biện pháp này là giúp Agribank không phụ thuộc vào thị trường vốn và khơng phải chịu chi phí cao do tìm kiếm nguồn lực tài trợ từ bên ngồi. Xác định một tỷ lệ hợp lý lợi nhuận ròng được sử dụng hằng năm để tăng vốn điều lệ trong giai đoạn sắp tới. Theo Nghị định 166/1999/NĐ–CP, NHTM được trích 5% từ nhuận rịng hằng năm nhưng không quá 100% vốn điều lệ của ngân hàng cho quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. So với nhu cầu tăng vốn hiện tại thì tỷ lệ này cịn thấp, do đó việc tăng tỷ lệ này từ 5% lên 10% là rất cần thiết đối với các NHTM nói chung và Agribank nói riêng.

Tăng vốn bằng việc đánh giá lại giá trị tài sản cố định theo giá thị trường. Do

Agribank là ngân hàng được thành lập lâu đời nên tồn tại nhiều tài sản đã sử dụng hết khấu hao nhưng giá trị thực tế còn rất lớn, hơn nữa tài sản cố định của Agribank phần lớn là bất động sản như: trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất. Phần giá trị tăng thêm của

các loại tài sản này sau khi định giá lại sẽ góp phần đáng kể tăng cường vốn tự có của Agribank.

Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: đây là biện pháp hiệu quả để tăng

cường năng lực tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên việc tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn chỉ là giải pháp mang tính tình thế để đáp ứng u cầu tăng vốn trước mắt, còn về lâu dài sẽ trở thành gánh nặng nợ nần đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.

Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi11: Khi áp dụng biện pháp này để tăng vốn, thì Ngân hàng có lợi thế là chỉ trả mức lãi suất thấp hơn trái phiếu thơng thường, thậm chí có thể thấp hơn cả lãi suất tiết kiệm . Đối với nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, nhà đầu tư sẽ có được lợi thế là sự đầu tư an toàn của thị trường, thu nhập cố định và sự tăng giá trị của thị trường vốn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như vậy, trái phiếu chuyển đổi cũng gây ra một số bất lợi có thể có đối với ngân hàng và các cổ đông của ngân hàng như: khi trái phiếu được chuyển đổi, vốn chủ sở hữu bị “pha loãng” do tăng số cổ phiếu lưu hành, từ đó cũng gây ra sự thay đổi trong việc kiểm soát ngân hàng; nợ ngân hàng giảm thơng qua chuyển đổi cũng có nghĩa là mất đi sự cân bằng của cán cân nợ vốn.

Việc tăng vốn tự có là điều cần thiết, tuy nhiên nếu vốn tăng quá nhanh trong khi hoạt động ngân hàng chưa tương ứng, trình độ quản lý của ngân hàng khơng theo kịp hay đơn giản là chưa đáp ứng được theo chuẩn mực quốc tế thì số vốn tăng sẽ được sử dụng khơng hiệu quả. Vì vậy, ngồi việc lựa chọn giải pháp thích hợp để tăng vốn, điều quan trọng là Agribank còn phải xác định được mức tăng vốn tự có cần và đủ nhằm đảm bảo được sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)