Phát triển và hòan thiện hệ thống kênh phân phối

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 93 - 95)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank trong xu thế hội nhập

3.2.6 Phát triển và hòan thiện hệ thống kênh phân phối

Agribank hiện đang là ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cả nước với hơn 2.300 Chi Nhánh và phịng giao dịch. Đây ln được xem là thế mạnh của Agribank so với các NHTM khác. Thế nhưng mạng lưới Agribank đến nay vẫn còn nhiều bất cập:

Thứ nhất, sự phát triển quá ào ạt về chi nhánh cấp một và phòng giao dịch trên

cùng một địa bàn (quận) dẫn đến sự cạnh tranh trong chính Agribank, điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Agribank và tâm lý không tốt của khách hàng với ngân hàng. Hơn nữa Chi Nhánh cấp 1 càng nhiều quyền phán quyết càng cao thì tiêu cực càng phát sinh. Chẳng hạn như: dựa trên mối quan hệ để đưa những người thân, những người quen biết vào làm, dẫn đến tình trạng dư thừa lao động, làm tăng chi phí trả lương và giảm thu nhập của chi nhánh; Hay chi nhánh càng nhiều cho vay cạnh tranh không chọn lọc càng cao thì nợ xấu càng gia tăng.

Thứ hai, Số lượng phòng giao dịch tại các huyện, xã của các tỉnh đang trở nên dư

thừa, điều này gây khó khăn cho sự triển khai đồng bộ công nghệ thông tin; gây sự lãng phí trong giao dịch, chi phí cố định và nhân sự.

Xu thế phát triển hệ thống kênh phân phối của các ngân hàng trên thế giới cũng như của các NHTM Việt Nam hiện nay là kênh phân phối truyền thống bị thu hẹp và thay thế bằng kênh phân phối hiện đại. Để phát huy tốt những lợi thế sẵn có của mình về mạng lưới và kênh phân phối địi hỏi Agribank phải có kế hoạch đầu tư phát triển cả hai kênh phân phối truyền thống và hiện đại để tối đa hoá việc đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng.

Đối với kênh phân phối truyền thống:

Cần sát nhập các Chi Nhánh hoạt động kém hiệu qủa lại với nhau nhằm tăng cường sức mạnh tài chính và nguồn nhân lực, từ đó có thể chọn lọc và giữ lại những con người có năng lực thực sự để làm việc, giúp giảm thiểu chi phí, giảm thiểu rủi ro và cải thiện nợ xấu, mỗi địa bàn quận (huyện) chỉ nên có một chi nhánh cấp 1 và các phòng giao dịch trực thuộc nhằm tránh tình trạng cạnh tranh trong cùng hệ thống với nhau và giúp khách hàng có thể gửi tiền một nơi rút nhiều nơi hay thực hiện các giao dịch khác trên cùng một địa bàn quận (huyện).

Xây dựng những kios, điểm giao dịch tự động, lắp đặt thêm máy POS tại các trung tâm thương mại, các thành phố lớn, khu công nghiệp, khu vui chơi…

Bên cạnh việc xây dựng chi nhánh, điểm giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn, Agribank cần xây dựng mạng lưới chi nhánh ở nước ngoài, đặc biệt là các nước lân cận như: Lào, Campuchia nơi thị trường đang phát triển để mở rộng thị phần hoặc tại các thị trường các nước phát triển như Mỹ, EU để tranh thủ kinh nghiệm quản trị của các ngân hàng địa phương.

Đối với kênh phân phối hiện đại:

Khách hàng hiện nay đang ngày càng đánh giá cao mơ hình cung cấp dịch vụ đa kênh của các ngân hàng, đặc biệt kênh phân phối ngân hàng điện tử (Internet Banking,

Home Banking, Phone Banking, SMS Banking…). Do đó để nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần, Agribank cần phát triển tốt kênh phân phối điện tử. Việc phát triển kênh phân phối điện tử là điều cần thiết đối với thị trường được đánh giá là thị trường trẻ như Việt Nam.

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về ngân hàng điện tử để khách hàng hiểu được lợi ích cũng như độ an tồn trong giao dịch.

Việc mở rộng, phát triển hệ thống kênh phân phối phải đầu tư có trọng điểm, có chiến lược dài hạn, tránh tình trạng dư thừa gây lãng phí và khó khăn cho việc triển khai đồng bộ , hiên đại hố cơng nghệ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)