Tăng cường năng lực quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 79 - 83)

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank trong xu thế hội nhập

3.2.1.2 Tăng cường năng lực quản lý rủi ro

Hiện nay quản lý rủi ro trong NHTM được chia thành nhiều lĩnh vực như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro nghiệp vụ, rủi ro tỷ giá, lãi suất… Trong số tất cả các loại rủi ro kể trên thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạp nhất, đang diễn ra ở mức đáng quan tâm, đặc biệt đối với Agribank – một trong những NH có tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống NHTM.

Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng:

 Nâng cao cơng tác kiểm sốt, kiểm tốn nội bộ:

Công tác kiểm sốt nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động kinh doanh của khách hàng và Agribank. Phải kiểm tra chặt chẽ cơ sở pháp lý khi thiết lập quan hệ giữa Agribank với khách hàng để bảo vệ cho Agribank trước pháp luật.

* Nội dung kiểm toán nội bộ hoạt động kinh doanh gồm:

Kiểm tra việc chấp hành quá trình cho vay vốn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay.

Kiểm tra hồ sơ vay để đánh giá những khoản đã cho vay có cần bổ sung, chỉnh sửa gì khơng?

Phân tích đánh giá chất lượng của các khoản cho vay để làm cơ sở chắc chắn cho những khoản vay tiếp theo.

Tiến hành phân loại nợ, tổ chức kiểm tra chéo áp dụng các biện pháp cụ thể về xử lý các khoản nợ có vấn đề, tăng cường kiểm tra việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, giám sát việc thực hiện quá trình đầu tư vốn.

Tuy nhiên hiện nay cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ của hệ thống Agribank còn khá yếu kém, cán bộ kiểm tra hầu như chưa đủ năng lực hay chưa làm hết trách nhiệm của mình nên đã để xảy ra rất nhiều sai sót gây hậu qủa nghiêm trọng. Những bất cập của bộ phận kiểm tóan nội bộ xuất phát một phần là do cơ chế quản lý và điều hành của Agribank, cụ thể:

- Dù là bộ phận mang tính chất độc lập nhưng cán bộ kiểm tóan nội bộ lại tồn tại chính tại ngân hàng đó và dường như bị chi phối bởi Ban lãnh đạo của chi nhánh đó, vì vậy những họat động của họ khơng cịn mang tính khách quan nữa.

- Cán bộ kiểm tóan nội bộ của Ngân hàng phải là những cán bộ giỏi về nghiệp vụ ngân hàng, am hiểu về qui định của pháp luật và những qui định của ngân hàng. Thế nhưng trên thực tế, bộ phận kiểm tóan nội bộ vẫn chưa thật sự đạt được những yêu cầu đó. Điều này xuất phát một phần cũng do cơ chế dùng người của Agribank. Do vậy, để khắc phục những tồn tại trên, và góp phần hịan thiện cơng tác kiểm tóan nội bộ ngày càng trở thành trợ thủ đắc lực cho Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo chúng ta cần phải:

+ Đưa ra những chính sách, chế độ đãi ngộ khác nhau cho những người làm công tác kiểm tóan nội bộ nhằm chiêu dụ những cá nhân đủ tiêu chuẩn làm việc và gắng bó lâu dài với Agribank.

+ Chuyển bộ phận kiểm tóan nội bộ của chi nhánh về một cơ quan đầu não khác như chuyển về Văn phòng đại diện của từng khu vực, họat động dưới sự giám sát của Văn phòng Miền. Các chế độ về lương thưởng phải do Agribank Việt Nam chi trả không để phụ thuộc vào Chi Nhánh.

+ Đối với từng lĩnh vực họat động của ngân hàng cần xây dựng bằng văn bản qui định các qui trình cụ thể, trong qui trình này khéo léo kết hợp những chốt chặn để nhân viên kiểm sóat dễ dàng kiểm sóat trong q trình tác nghiệp.

 Tuyển chọn, đào tạo và tái đào tạo, nâng cao tư cách, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định:

Theo qui định của Agribank, cán bộ tín dụng phụ trách món vay phải làm tất cả các khâu từ thẩm định, quyết định cho vay, hoàn tất thủ tục hồ sơ vay vốn, giải ngân, theo dõi món vay và thu nợ… như một qui trình khép kín mà khơng có một sự tách bách nào cả, do vậy những vấn đề tiêu cực rất dễ xảy ra khi đạo đức người cán bộ tín dụng thối hố gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thốt tài sản của Agribank. Để khắc

phục tình trạng này Agribank cần tách bạch rõ ràng, lập thành những bộ phận riêng biệt như các NHTMCP trong đó: bộ phận tín dụng (hay quan hệ khách hàng) chuyên thẩm định và quyết định cho vay hay không (đây là bộ phận được đào tạo kỹ, chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá món vay); bộ phận pháp lý chứng từ phụ trách việc hoàn thành hồ sơ giấy và các thủ tục về bảo đảm tiền vay; bộ phận quản lý tín dụng đảm trách việc giải ngân và thu nợ… Ở bộ phận thẩm định hay quyết định cho vay cần tuyển dụng và đào tạo những cán bộ có năng lực làm việc, có phẩm chất đạo đức tốt, khơng vì tư lợi bản thân mà làm ảnh hưởng đến cả tập thể Agribank. Trong thẩm định cho vay cần chú ý đến một số nội dung như: phỏng vấn khách hàng, thu thập và kiểm tra thông tin, thẩm định dự án, phân tích các yếu tố phi tài chính (uy tín của doanh nghiệp, chất lượng bộ máy quản lý, tình hình tiêu thụ chủ yếu của khách hàng (giá cả, đối thủ cạnh tranh…) đánh giá tài sản của khách hàng, đánh giá luồng tiền, đánh giá các khoản nợ, phân tích theo các tỷ lệ (thường áp dụng đối với doanh nghiệp), điều kiện kinh tế…

 Nâng cao công tác giám sát sau khi vay

Theo Quy trình tín dụng thì khâu kiểm tra sử dụng vốn vay có một vị trí sống cịn đối với chất lượng món vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy CBTD của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng chỉ chú ý đến khâu thẩm định dự án/ phương án vay mà chưa chú trọng đến công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay và nếu có thì cũng chỉ kiểm tra chiếu lệ, chưa đi sâu, bám sát nguồn vốn vay đơn vị sử dụng như thế nào? Đa số chỉ kiểm tra tại văn phòng và chứng từ giấy tờ, chưa chịu khó đi kiểm tra thực tế tại các kho bãi, nhà máy, cơng trình của doanh nghiệp nên đã phát sinh nhiều rủi ro tín dụng. Do vậy, cần chú trọng kiểm tra và giám sát chặt các khoản vay để hướng dẫn đôn đốc người vay sử dụng tiền vay đúng mục đích, có hiệu quả, trả nợ đúng hạn, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết và kịp thời nếu người vay có những biểu hiện vi phạm cam kết.

 Tăng cường hợp tác với các NHTM và Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC); thành lập phòng xử lý rủi ro.

Hợp tác với các NHTM và Trung tâm thơng tin tín dụng để biết tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng trong qúa khứ và hiện tại: mức dư nợ cao nhất, có nợ khơng đủ tiêu chuẩn hay không. Trên cơ sở các thông tin thu thập được, việc xử lý và lưu trữ các thông tin cũng cần thực hiện nhanh chóng, chính xác, an tồn và khoa học hơn, chính vì thế việc cải tiến và ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng các phần mềm ứng dụng nhằm phục vụ tốt hơn cho việc thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thơng tin cũng là một hình thức hỗ trợ để thực hiện quản lý hệ thống thông tin hiệu quả hơn.

Thành lập phòng xử lý rủi ro để xử lý những món nợ qúa hạn, nợ khó địi sau khi đã sử dụng các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ không thành.

Đối với rủi ro thanh khoản: xây dựng các chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản, thiết lập qui trình cụ thể nhằm xác định đo lường, kiểm sốt các rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. Dự báo với độ chính xác cao luồng tiền vào ra luồng tiền liên quan đến cam kết ngoại bảng và nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động ứng phó trong tình huống bất ngờ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trong xu thế hội nhập quốc tế (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)