Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế hộ kinh doanh cá

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. (Trang 45 - 51)

2.3 Thực trạng quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện

2.3.1 Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế hộ kinh doanh cá

2.3.1.1 Đăng ký thuế

Do đặc thù các hộ kinh doanh chủ yếu là kinh doanh mang tính chất gia đình, quy mơ nhỏ lẻ, nhiều trường hợp khơng có đăng ký kinh doanh, sự hiểu biết về chính sách pháp luật chưa cao nên rất khó khăn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế. Theo luật quản lý thuế quy định, tất cả các hộ kinh doanh cá thể đều phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế về: tên hộ kinh doanh, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh, số lượng người, quy mô kinh doanh, số điện thoại liên hệ... và các chỉ tiêu khác theo mẫu đăng ký nộp thuế và các hướng dẫn của cơ quan thuế. Qua đó, cơ quan thuế nắm được tình hình cơ bản về hộ kinh doanh cá thể mới ra kinh doanh, từ đó có căn cứ để phân loại hộ kinh doanh, đưa ra phương pháp tính thuế phù hợp. Thông qua việc đăng ký nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh và mã số này là cơ sở để theo dõi, quản lý đối với hộ kinh doanh. Do có đặc điểm là số lượng nhiều, địa điểm kinh doanh không ổn định thường xuyên thay đổi (các hộ đi thuê địa điểm kinh doanh), ngành nghề biến đổi, trình độ hiểu biết pháp luật thuế còn hạn chế. Để quản lý hiệu quả cũng như đảm bảo hầu hết các hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động trên địa bàn được đưa vào diện quản lý thuế. Lãnh đạo Chi cục đã sử dụng nhiều biện pháp như phối hợp với các ngành trên địa bàn huyện( phòng kinh tế, bộ phận cấp đăng ký kinh doanh của UBND huyện) để thực hiện cấp mã số thuế cho các hộ mới đăng ký kinh doanh; phối hợp với UBND các xã thực hiện rà soát địa bàn, kiểm tra tình hình kinh doanh thực tế để đưa các hộ kinh doanh mới vào danh bạ quản lý thuế, chỉ đạo các cán bộ thuế hướng dẫn, cung cấp tờ

dứt hiệu lực mã số thuế cho các hộ nghỉ hẳn kinh doanh, chuyển trạng thái 03 do các hộ tự ý bỏ kinh doanh không khai báo với CQT. Chi cục khơng cịn trường hợp hộ kinh doanh đã thu thuế mà khơng có mã số thuế

Tình hình quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện được thể hiện trên biểu số liệu sau:

Bảng 2.2: Tình hình quản lý hộ đối với hộ khốn.

Đơn vị tính: Đồng

Năm

Số hộ có mã số

thuế

Số hộ quản lý Số hộ khoán mới đưavào quản lý Số hộ khoán nghỉ hẳn kinh doanh

Số hộ thu thuế mơn bài

Số hộ khốn ghi thu hàng tháng Hộ Thuế Hộ Thuế 2015 4.371 4.103 1.849 260 36.249.000 121 16.325.000 2016 4.445 4.145 1.988 315 41.139.000 190 25.050.000 2017 4.611 4.355 2.113 362 49.550.000 105 13.733.000 2018 4.791 4.421 2.335 390 54.600.000 120 16.800.000

(Nguồn: Báo cáo quản lý hộ khoán Chi cục thuế Thanh Oai)

- Thông qua công tác cấp mã số thuế cho các hộ kinh doanh, hàng năm Chi cục đã đưa thêm được nhiều hộ vào quản lý thu thuế:

+ Năm 2015, Chi cục đưa thêm 260 hộ, số thuế 36.249.000 đồng. + Năm 2016, Chi cục đưa thêm 315 hộ, số thuế 41.139.000 đồng. + Năm 201 , có 362 hộ được đưa thêm với số thuế 49.550.000 đồng. +Năm 2018, có 390 hộ nắm thêm, số thuế: 54.600.000 đồng.

- Do đó số hộ có sản xuất kinh doanh được đưa vào diện quản lý thu thuế đều đã tăng qua các năm.

Bên cạnh việc quản lý, theo dõi số lượng hộ kinh doanh đang hoạt động Chi cục cịn thực hiện cơng tác quản lý theo dõi hộ kinh doanh ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh. Có thể nói tình hình xin nghỉ kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể là vấn đề rất phức tạp

và phải được cán bộ thuế đặc biệt quan tâm. Đó là nguyên nhân làm giảm số thu ngân sách nhà nước, liên quan tới các hành vi vi phạm như trốn, lậu thuế.

Thực tế trên địa bàn huyện Thanh Oai năm 2015 có 121 hộ nghỉ hẳn kinh doanh và năm 2016 có 190 hộ. Số hộ nghỉ hẳn kinh doanh tăng trong năm 2016, nguyên nhân do vốn ít, năng lực trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cịn kém khó thích nghi với tình hình kinh tế biến động hàng ngày, hàng giờ dẫn đến kinh doanh thua lỗ; hoặc hộ kinh doanh mới ra kinh doanh khơng ổn định, kinh doanh thời vụ, có trình độ văn hóa, ý thức chấp hành luật pháp thấp; hoặc do ảnh hưởng suy giảm chung của nền kinh tế lạm phát, lãi suất cao làm tăng chi phí đầu vào gây khó khăn cho việc sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên sang năm 201 hộ khốn có tăng lên nhưng hộ nghỉ hẳn kinh doanh là 105 hộ, giảm so với năm 2016 là 85 hộ. Năm 2018 hộ nghỉ hẳn kinh doanh là 120 hộ. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi khả quan của nền kinh tế địa phương sau đợt suy thoái kinh tế kéo dài từ năm 2008 cho tới nay.

Với cơng tác kiểm tra thực tế thì các cán bộ thuế đã xác định trên địa bàn huyện Thanh Oai vẫn cịn tình trạng gian lận của các hộ kinh doanh, gây thất thu thuế tuy nhiên tỷ lệ vi phạm thấp và giảm nhiều qua các năm. Điều này chứng tỏ Chi cục thuế huyện Thanh Oai đã quan tâm đến công tác hộ nghỉ kinh doanh, việc phối hợp của cán bộ thuế và hội đồng tư vấn thuế đã rà soát thường xuyên, mang lại kết quả cao.

2.3.1.2 Kê khai, ấn định thuế

Theo quy định việc kê khai thuế của hộ kính doanh chỉ phải khai thuế một lần vào tờ khai thuế khoán một năm một lần thời gian từ 20/11 kết thúc vào 5/12 hàng năm, mức thuế được ổn định trong năm.

Xuất phát từ công tác kê khai thuế như trên để đảm bảo xác định đúng số tiền thuế phải nộp trong năm cho hộ kinh doanh là rất quan trọng nó phụ thuộc vào cơng tác xác định doanh thu. Việc xác định doanh thu khốn chặt chẽ khơng những đảm bảo thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh mà còn mang ý nghĩa quyết định tới việc hồn thành dự tốn thu ngân sách nhà nước. Việc xác định doanh thu của các hộ khoán rất phức tạp, vì cơng tác điều tra doanh thu được thực hiện qua rất nhiều khâu, nhiều bước và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các đội trong chi cục thuế, với hội đồng tư vấn thuế. Do

số hộ kinh doanh cá thể nộp theo phương pháp khoán thường chiếm đa số trong việc quản lý thu thuế các hộ kinh doanh cá thể nên để có thể điều tra doanh thu thực tế của tất cả các hộ rất tốn thời gian, cơng sức, chi phí. Chính vì vậy, cơng tác xác định doanh thu phải là nhiệm vụ trọng tâm trong việc quản lý thu thuế đối với các hộ khoán

Bảng 2.3: Tình hình thu thuế của hộ nộp thuế khốn

Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Số hộ (1.849)13.508 (1.988)14.492 (2.113)14.604 (2.335)15.039 Doanh thu 155.188 174.904 198.498 205.410 Thuế 1.305 1.504 1.683 1.711 DT bình quân 11,4 12,06 13,5 13,65 Thuế bình quân 0,096 0,103 0,24 0,31

(Nguồn: Báo cáo quản lý hộ khoán Chi cục thuế Thanh Oai)

Số hộ ghi thu năm biến động bất thường, năm 2015 là 1.849 hộ, năm 2016 là 1.988 hộ . Năm 2017 số hộ ghi thu là 2.113 hộ, năm 2018 ghi thu là 2.335 hộ . Có thể nhận thấy doanh thu bình qn một hộ và số thuế đều tăng. Đây là dấu hiệu khả quan cho nguồn thu ngân sách nhà nước được đảm bảo. Điều này chứng tỏ ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các hộ được nâng cao, quy mô sản xuất kinh doanh của các hộ phát triển.

Có thể nói giai đoạn từ năm 2015 tới năm 2018 cho dù có sự biến động thất thường của số hộ ghi thu nhưng với sự cố gắng của cán bộ thuế trong công tác xác định doanh thu, rà soát địa bàn, quản lý chặt chẽ tình hình hoạt động của các hộ khiến cho số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước liên tục tăng. Ngoài ra cũng phải ghi nhận sự sát sao trong công tác kiểm tra và phát hiện đưa các hộ mới kinh doanh vào quản lý.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì tình hình các hộ khốn sử dụng hóa đơn doanh thu thiếu trung thực nhằm giảm số thuế khốn phải nộp vẫn cịn tồn tại, sự thỏa thuận mức doanh thu, thuế phải nộp của hộ khốn vẫn có. Điều này cần phải giải quyết triệt để trên cơ sở phối hợp đồng bộ giữa Chi cục thuế và các cơ quan chức năng.

Nguyên nhân các hộ khoán kê khai thuế thiếu trung thực như sau:

Số lượng hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp khoán nhiều nhưng số lượng cán bộ quản lý thuế cịn ít, khơng đủ để thường xun kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, doanh thu thực tế của các hộ

Trình độ quản lý kinh doanh, trình độ am hiểu pháp luật cũng như các nghiệp vụ sổ sách kế tốn, lưu trữ hóa đơn, chứng từ của các chủ hộ kinh doanh cá thể còn hạn chế dẫn tới việc thực hiện sai các quy định của pháp luật.

Công tác kiểm tra của chi cục thuế chưa kịp thời do phải trải qua nhiều khâu, nhiều bước mới có thể tổ chức được một cuộc kiểm tra thực tế trên địa bàn.

Hoạt động tuyên truyền, pháp luật, chính sách thuế chưa mang lại hiệu quả cụ thể, rõ rệt. Tình trạng thiếu hiểu biết về pháp luật thuế vẫn cịn nhiều, gây khó khăn trong cơng tác quản lý thu thuế của cán bộ quản lý.

Tình trạng quản lý doanh thu khốn vơ cùng quan trọng, do đó Chi cục cần làm tốt công tác quản lý doanh thu hộ khốn, ln tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kê khai, nộp thuế khốn nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách ln được ni dưỡng.

2.3.1.3 Tình hình thu, nộp thuế.

Từ khi thực hiện luật thuế giá trị gia tăng đến nay, việc thu thuế từ các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn đã từng bước ổn định, đi vào nề nếp, khơng cịn cảnh đơi co, căng thẳng giữa người nộp thuế và người đi thu thuế. Hình ảnh của người cán bộ thuế trong con mắt của người dân cũng được cải thiện.

Có thể đánh giá sơ bộ cơng tác quản lý thu ngân sách đối với các hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn các xã, thị trấn qua các biểu tổng hợp kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Tình hình quản lý hộ khốn qua các năm

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Hộ thu nhập thấp

hộ mi n thuế Hộ hoán n đ nh

Hộ Doanh thu Số thuế

Năm 2016 2.157 1.988 174.904 1.504

Năm 201 2.242 2.113 198.498 1.683

Năm 2018 2.086 2.335 205.410 1.711

(Nguồn: Báo cáo kết quả duyệt bộ tại chi cục thuế Thanh Oai).

Qua kết quả trên, chúng ta nhận thấy sự đóng góp vào bức tranh kinh tế của huyện Thanh Oai do những hộ kinh doanh cá thể ngày càng cao về số thuế nộp vào ngân sách, chưa kể đến sự đóng góp quan trọng thơng qua sự chuyển đổi mơ hình quản lý và sự phát triển từ hộ kinh doanh thành các doanh nghiệp, công ty, đồng thời thông qua công tác phân loại, sàng lọc một bộ phận các hộ kinh doanh nhỏ, thời vụ có mức thu nhập dưới mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định được miễn thuế giá trị gia tăng theo quy định, điều này đã làm tăng thêm tính ưu việt của chính sách thuế, mặt khác tạo điều kiện để các hộ kinh doanh cá thể ổn định đời sống, đầu tư vào kinh doanh thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Chính vì vậy nên ở biểu trên chúng ta thấy số hộ có tăng. Do chính sách thuế năm 2014 thay đổi về ngưỡng doanh thu tính thuế là 100.000.000 đồng/ năm phải nộp thuế nên làm tăng số hộ quản lý lên trước kia đối với ngành thương mại doanh thu tháng trên 40.000.000 đồng trở lên mới thu thuế thì nay doanh thu là 8.400.000 đồng/ tháng đã phải nộp thuế.

Tổ chức thu nộp thuế đối với hộ kinh doanh thay đổi nhiều lần. Trước đây theo cơ chế chuyên quản cán bộ trực tiếp thu thuế, tiếp theo hộ trực tiếp nộp thuế qua kho bạc. Từ năm 2005, các Chi cục triển khai đề án ủy nhiệm thu, tiếp tục cải cách đến năm 2011 thu thuế qua ngân hàng. Đến năm 2013 Chi cục thuế Thanh Oai khơng cịn được ủy nhiệm thu thuế của các xã mà chỉ được ủy nhiệm thu thuế của khu vực Thị Trấn Kim Bài các hộ có bậc thuế mơn bài từ bậc 3 trở xuống. Qua nhiều lần thay đổi, mất thời gian, nhân lực tốn kém kinh phí triển khai, mất ổn định tổ chức bộ máy, thay đổi thói quen nộp thuế làm phiền hà đến nhân dân. Thu thuế qua ngân hàng còn nhiều trở ngại, hộ kinh doanh có số lượng đơng, quy định nộp thuế vào những ngày cuối của hạn nộp thuế… Do Chi cục thuế Thanh Oai có 15 địa bàn xã xa với địa điểm thu thuế của ngân, cán bộ thuế đang thực hiện thu thuế bằng biên lai và thu tiền sau đó cán bộ trực tiếp nộp tiền đầy đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách tại ngân hàng. Thời gian nộp tiền không quá 3 ngày.

Tuy nhiên thực trạng cơng tác quản lý thu và nộp thuế cịn nhiều bất cập, CBT nộp thuế vào NSNN chưa kịp thời, chấm biên lai thuế còn chậm nên dẫn đến việc xác định tiền nợ thuế, tiền phạt chậm nộp còn chưa đầy đủ, thu thuế nhảy cóc, tháng trước chưa thu được nhưng đến tháng sau chỉ thu thuế tháng hiện tại mà khơng quản lý thu nợ của thuế khốn tháng trước, dẫn đến tình trạng chây ì nộp thuế, thất thu NSNN.

2.3.1.4 Giải quyết miễn, giảm; xóa nợ tiền thuế, tiền phạt

Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khốn có thời gian tạm nghỉ kinh doanh thì được xét miễn, giảm thuế (do thuế đã được duyệt ổn định trong một năm).

Hộ kinh doanh khi tạm ngừng nghỉ phải gửi thông báo tạm ngừng trong thời gian 15 ngày trước khi nghỉ kinh doanh và gửi văn bản xin miễm giảm thuế có xác nhận của chính quyền địa phương gửi tới cơ quan thuế.

Đội liên xã tiếp nhận đơn của hộ kinh doanh, xác nhận và chuyển đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế. Đội tuyên truyền chuyển cho đội kê khai kế toán thuế để thực hiện xét miễm, giảm thuế theo quy định, ban hành quyết định miễn giảm thuế.

Đây cũng là một khâu hay xảy ra sai sót, tiêu cực, mất nguồn thu cho ngân sách. Thực tế vẫn còn những hộ kinh doanh thực tế vẫn kinh doanh những vẫn làm đơn xin miễn giảm thuế, đây là một hình thức trốn thuế của NNT, cần phải có biện pháp quản lý triệt để những hành vi vi phạm như trên.

Theo quy định của pháp luật khi hộ nộp thuế khoán nghỉ liên tục từ trọn 01(một) tháng( từ ngày mùng 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó) trở lên được giảm 1/3 số thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân phải nộp của quý; tương tự nếu nghỉ liên tục tròn 02 (hai) tháng trở lên được giảm 2/3 số thuế GTGT và TNCN phải nộp của quý, nếu nghỉ trọn quý được giảm toàn bộ số thuế GTGT và thuế TNCN phải nộp của quý. Trường hợp hộ nộp thuế khốn tạm ngừng, nghỉ kinh doanh khơng trọn tháng thì khơng được giảm thuế khoán phải nộp của tháng. Quy định này có ý nghĩa giải quyết khó khăn cho các hộ kinh doanh cá thể và đảm bảo tính cơng bằng trong nghĩa vụ nộp thuế giữa các hộ kinh doanh đang hoạt động và hộ cá thể nghỉ kinh doanh.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w