Bộ tài chính, Tổng cục thuế có kiến nghị với Chính Phủ, Quốc hội quan tâm đến sự thay đổi của chính sách theo lộ trình phù hợp đảm bảo tính đồng bộ.
Kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục thuế có cơ chế tập hợp các vấn đề vướng mắc về chính sách chế độ đã được hướng dẫn tập trung lại trên một văn bản theo từng sắc thuế, định kỳ sáu tháng, 1 năm để tạo điều kiện cho người nộp thuế và cán bộ dễ dàng tra cứu.
Thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế, cần xây dựng một chính sách thuế chung cho các hộ kinh doanh, một loại thuế đơn giản theo tỷ lệ dựa trên doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thay cho thuế GTGT và thuế TNCN hiện nay trên cơ sở thực hiện ngưỡng chịu thuế GTGT. Khi đó cơng tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh sẽ đơn giản hơn và khắc phục được những bất cập về chính sách cũng như quản lý thuế
hiện nay.
Chuyển thuế mơn bài thành lệ phí quản lý hoạt động kinh doanh hàng năm để phù hợp với bản chất của khoản thu này.
Xây dựng và hoàn thiện sổ tay nghiệp vụ quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.
Sổ tay nghiệp vụ quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể có tác động rất hữu ích cho cán bộ các đội thuế. Đồng thời với sổ tay nghiệp vụ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Tổng cục cần xây dựng các tài liệu kỹ năng để hướng dẫn chuyên sâu việc quản lý danh bạ người nộp thuế, điều tra doanh số, ấn định thuế... đối với hộ kinh doanh. Nhà nước tạo môi trường thuận lợi để HKD hoạt động và phát triển:
Một là, tạo ra môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán, ổn định phù hợp với thực tiễn hoạt động SXKD của HKD. Cần có quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển, chính sách ưu đãi đầu tư cho HKD. Nâng cao trình độ nhận thức, năng lực làm việc và đạo đức của cán bộ công chức, thực hiện nghiêm túc những chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển HKD và QLT đối với khu vực này.
Hai là, chính quyền địa phương và các ngành cần tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ HKD phát triển SXKD. Xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh đơ thị hóa, hỗ trợ tín dụng, khuyến khích phát triển HKD ở nông thôn, các làng nghề truyền thống, hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao năng lực quản lý. Xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp thông tin; tổ chức các hiệp hội ngành hang của HKD, khuyến khích các dịch vụ tư vấn cho HKD.
Ba là, tạo mơi trường xã hội mà mọi người dân có ý thức pháp luật cao. QLT sẽ vơ cùng thuận lợi khi được triển khai tại những địa bàn mà người dân có ý thức luật pháp cao. Chính quyền địa phương, các ngành tăng cường tuyên truyền hướng dẫn pháp luật. Giáo dục để nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, giáo dục pháp luật cho trẻ em ngay từ khi còn ngồi trong ghế nhà trường. Thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân vào hoạt động quản lý nhà nước, xã hội, hình thành sự quan tâm và niềm tin với pháp luật.
Kiến nghị với ngành chủ quản
- Tăng cường đào tạo đội ngũ CBCC đặc biệt là đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia về thuế, ứng dụng cơng nghệ cao vào làm việc chun nghiệp có đủ năng lực, kỹ năng thành thạo, tận tâm với công việc và thân thiện với NNT, đổi mới tư duy hành động để quán lý thuế có hiệu quả mặt khác CBCC phải liêm chính ln tn thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp, trung thực và minh bạch.
- Đề nghị nâng cấp hạ tầng truyền thông từ Cục Thuế đến Chi cục thuế; triển khai đồng bộ các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý thuế cho Chi cục Thuế.
- Hồn thiện chính sách lương và điều kiện, mơi trường làm việc đối với cơng chức thuế. Vì vậy, đề nghị Nhà nước áp dụng chính sách lương đặc thù cho ngành thuế và môi trường làm việc phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ công chức ngành thuế thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Kết luận chương 3
Chương cuối đã nêu bật được những thuận lợi, khó khăn trong cơng tác quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn và từ đó đưa ra phương hướng, mục tiêu về quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể và những giải pháp cơ bản, thiết thực nhất trên địa bàn huyện Thanh Oai, từ đó đưa ra kiến nghị, đề xuất đến các cơ quan ban ngành, đơn vị chủ quản để triển khai thực hiện công tác quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại địa phương được sát sao, tốt hơn, nâng cao nguồn thu cho đất nước.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường, khu vực kinh tế cá thể đã và đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng. Nhưng sự đòi hỏi đáp ứng nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước càng tăng, đã làm cho công tác thuế trở nên phức tạp và nhiệm vụ trở nên nặng nề hơn nhiều, điều này đạt ra cho toàn ngành thuế nói chung cũng như từng cán bộ thuế nói riêng ngày càng phải hoàn thiện để nâng cao chất lượng cơng tác phát huy vai trị của thuế trong nền kinh tế thị trường ở nước ta.
Hộ kinh doanh cá thể có tiềm năng to lớn và vai trị quan trọng trong nền kinh tế. Nhờ quan điểm đúng đắn về phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước HKD có điều kiện thuận lợi để phát triển. Với đặc điểm, tập quán và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian tới HKD sẽ tiếp tục tồn tại, phát triển và là một thành phần không thể thiếu của nền kinh tế. HKD phát triển là một nhân tố thúc đẩy SXKD, kích thích cạnh tranh đối với các thành phần kinh tế khác bên cạnh đó HKD cịn mang tính xã hội sâu sắc như giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần cải thiện mức sống, ổn định kinh tế - xã hội và đóng góp số thu ngày càng tăng cho NSNN. Song cùng với những mặt tích cực, HKD phát triển cũng tạo ra những vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết. Một trong những vấn đề đó là tình trạng phát triển tự phát, thất thu về thuế tạo sức ép cho công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý thu thuế.
Xuất phát từ thực tiễn quản lý thu thuế trên địa bàn huyện Thanh Oai, những khó khăn vướng mắc trong cơng tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, của những yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý thuế đối với các hộ này là làm sao phải hoàn thành nhiệm vụ thu thuế đã đặt ra. Phát huy vai trị tích cực luật thuế mới, động viên đầy đủ kịp thời nguồn thu vào ngân sách nhà nước.
Nghiên cứu đề tài “ Tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội” , tác giả hy vọng hệ thống những nghiên cứu về hộ kinh doanh, phân tích thực trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Thanh Oai và đóng góp những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đối với hộ
kinh doanh.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đây là vấn đề cịn phức tạp nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong các thầy cơ giáo đóng góp ý kiến để luận văn được hồn thiện hơn và có thể đóng góp tốt hơn vào lĩnh vực nghiên cứu này./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Tài Chính Thơng tư số 96/2002/TT- BTC ngày 24/10/2002 hướng dẫn về thu thuế Mơn bài; (2002)
[2] Chính phủ Nghị định 139/2016NĐ-CP ngày 04/10/2016 quy định về lệ phí Môn bài; (2016)
[3] Đỗ Ngọc Nam, “Quản lý thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại chi cục
thuế huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sỹ; (2011)
[4] Nguyễn Công Thạch, “Hồn thiện cơng tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh
cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiên- tỉnh Gia Lai”, Luận văn thạc sỹ; (2013)
[5] Quốc hội, Luật quản lý thu thuế số 8/2006/QH11 ngày 29/11/2006; (2006) [6] Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế số 1/2014/QH13 ngày 26/11/2014; (2014)
[7] Bộ Tài Chính Thơng tư sổ 92/2015/TT –BTC ngày 15/06/2015 “hướng dẫn về
thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh “(2015)
[8] Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, khóa XI, Luật Quản lý thu thuế, NXB Tài chính, Hà Nội; (2006)
[9] Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, khóa XI, Luật thuế Giá trị gia tăng, NXB Tài chính, Hà Nội; (2006)
[10] Quốc hội nước Cộng hịa XHCN Việt Nam, khóa XI, Luật thuế thu nhập cá nhân, NXB Tài chính, Hà Nội; (2006)
[11] Tổng cục Thuế, Quy trình quản lý thu thuế 23 1/QĐ-TCT đối với hộ kinh doanh (2015)
[12] Tổng cục Thuế, Luật quản lý thu thuế & các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính; (2007)
[13] UBND huyện Thanh Oai: “Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyên Thanh Oai
hàng năm”; (2015-2018)
[14] UBND huyện Thanh Oai, “Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ thu, chi
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1.1
Các trường hợp được miễn Lệ phí Mơn bài theo NĐ 139/2016/NĐ-CP (Phụ lục 1.1)
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh khơng thường xun; khơng có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.
- Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình ni trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Mức lệ phí được quy định taị Điều 4, Nghị định 139/2016/NĐ-CP
Đơn vị: đồng
Doanh thu bình qu n năm Mức lệ phí cả năm
Trên 500.000.000 1.000.000
Trên 300.000.000 đến 500.000.000 500.000 Trên 100.000.000 đến 300.000.000 300.000
PHỤ LỤC 1.2
DANH MỤC NGÀNH NGHỀ TÍNH THUẾ THEO TÝ LỆ % DOANH THU
BỘ TÀI CHÍNH --------
CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 17963 /BTC-TCT V/v tính thuế giá trị gia
tăng theo tỷ lệ%.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2013
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng được Quốc hội thơng qua ngày 19/6/2013, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2014. Ngày 18/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, trong đó tại điểm 2 Điều 8 quy định:
“Điều 8. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
….
b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.”
Căn cứ quy định trên, trong khi chờ Bộ Tài chính ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật, Bộ Tài chính hướng dẫn việc tính thuế GTGT theo tỷ lệ % như sau:
1. Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng theo tỷ lệ %
Doanh thu để tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn bán hàng bao gồm cả thuế GTGT, các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán thuế, cơ quan thuế xác định doanh thu, tiền thuế GTGT phải nộp theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ khoán căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của hộ khoán, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn xã phường.
Trường hợp cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ thì khơng áp dụng tỷ lệ % trên doanh thu.
Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà khơng tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.
2. Danh mục ngành nghề tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu a) Phân phối, cung cấp hàng hoá: tỷ lệ 1%
- Hoạt động bán bn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng).
b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 5% - Dịch vụ lưu trú, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ;
- Dịch vụ cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, cho thuê tài sản và đồ dùng cá nhân khác;
- Dịch vụ cho thuê kho bãi, máy móc, phương tiện vận tải; Bốc xếp hàng hố và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;
- Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện; - Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;
- Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế tốn, kiểm tốn; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;
- Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thơng;
- Dịch vụ hỗ trợ văn phịng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác; - Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game; - Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu;
- Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình; - Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;
- Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị cơng nghiệp).
c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hố, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ 3%
- Sản xuất, gia cơng, chế biến sản phẩm hàng hóa; - Khai thác, chế biến khống sản;
- Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;
- Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;
- Dịch vụ ăn uống;
- Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ơ tơ, mơ tơ, xe máy và xe có động cơ khác;
- Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).
d) Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ 2%
- Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%; .