Tăng cường công tác quản lý nợ thuế hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. (Trang 79 - 81)

3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Ch

3.2.4 Tăng cường công tác quản lý nợ thuế hộ kinh doanh

Chi cục thuế cần tiến hành phân loại các đối tượng hộ kinh doanh để có biện pháp quản lý thu thuế phù hợp. Đối với các hộ kinh doanh có địa điểm cố định yêu cầu đảm bảo 100% các hộ thực tế có kinh doanh phải được đưa vào quản lý thu thuế, kể cả các hộ đã có giấy chứng nhận ĐKKD, đã có MST và các hộ chưa có giấy chứng nhận ĐKKD và chưa có MST. đối với các hộ kinh doanh khơng có địa điểm cố định, kinh doanh sáng, tối yêu cầu đội thuế phải phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương để nắm bắt địa chỉ thường trú của các hộ này để có cơ sở quản lý thu thuế. Trước mắt phấn đấu tối thiểu phải có trên 70% số hộ được đưa vào quản lý thu thuế và tỷ lệ này phải được nâng dần lên qua từng năm.

Bảng 3.1 Bảng phân loại đối tượng hộ quản lý thu thuế

STT Đối tượng quản lý Nội dung quản lý

1 HKD có địa điểm ổn định Quản lý tốt việc kê khai, kế toán thuế và quản lý thu nợ thuế 2 HKD khơng có địa điểm ổn định Quản lý tốt thông tin NNT, nhất là địa chỉ thường trú để đônđốc thu thuế 3 Hộ đã đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề kinh doanh đã đăng ký và ngành nghềđang kinh doanh 4 Hộ chưa đăng ký kinh doanh Quản lý tốt ngành nghề thực tế đang kinh doanh để phục vụcông tác thu thuế 5 Hộ khốn sử dụng hóa đơn Quản lý tốt việc sử dụng hóa đơn bán hàng và việc kê khainộp thuế 6 đơnHộ nộp thuế khốn khơng sử dụng hóa Quản lý tốt việc điều tra doanh số, phấn đấu doanh số kê khaisát với doanh số thực tế

Tích cực đẩy mạnh các biện pháp thu nợ, rà soát lại các hộ trong địa bàn quản lý. Phối hợp với các ngành chức năng và UBND các xã-thị trấn để đôn đốc thu hồi nợ đọng của các hộ đang kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa tình trạng nợ thuế dây dưa kéo dài. Tăng cường kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm khắc đối với những hộ kinh doanh khơng chấp hành, hạch tốn kế tốn, lập hố đơn chứng từ khơng trung thực với thực tế phát sinh nhằm mục đích trốn lậu thuế. đối với những hộ qua kiểm tra phát hiện vi phạm, ngoài việc xử lý vi phạm hành chính, Chi cục thuế nên thơng báo cho Chính quyền địa phương biết, đồng thời phải ấn định thuế theo kết quả kiểm tra đó. Mức thuế ấn định phải cao hơn mức thuế của những hộ kinh doanh cùng ngành nghề, cùng quy mơ thực hiện tốt chế độ kế tốn, hố đơn chứng từ để động viên những hộ kinh doanh thực hiện tốt và hộ kinh doanh thấy được lợi ích thực tế, khơng tái phạm. Chi cục thuế cần tăng cường phối hợp với các cơ quan hưu quan như Công an, Quản lý thị trường, các Ngân hàng... trong việc đôn đốc, thu hồi số thuế nợ đọng. Chi cục thuế cần giao chỉ tiêu thu hồi nợ thuế hàng tháng cho Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đồng thời cần cương quyết hơn nữa trong việc tổ chức cưỡng chế thu hồi nợ, nhất là các trường hợp cố tình nợ dây dưa, một mặt để thu được số thuế nợ đọng, mặt khác để răn đe các đối tượng khác tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Phối hợp các Đội chức năng thường xuyên đối chiếu số liệu của hộ kinh doanh nộp thuế xác định chính xác về số thực nợ thuế , nếu phát hiện có số nợ ảo thì lập biên bản chuyển Đội Kê khai kế toán thuế điều chỉnh. Lập danh sách chi tiết các hộ cá nhân còn nợ đọng tiền thuế để phối hợp đôn đốc nộp vào ngân sách nhà nước.

- Triển khai các biện pháp thu nợ và cưỡng chế thuế theo các điều khoản quy định trong luật quản lý thuế

- Xây dựng cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong việc áp dụng các biện pháp thu nợ thuế và cưỡng chế thuế: ngân hàng, tòa án…

- Rà sốt đánh giá việc thực hiện quy trình nghiệp vụ về quản lý thu nợ thuế. Hồn thiện thực hiện quy trình quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế trong cơ chế tự khai tự nộp thuế. Xây dựng các chuẩn mực đánh giá chất lượng công tác thu nợ và cưỡng chế thuế, đồng thời xây dựng hệ thống hỗ trợ theo dõi, giám sát việc thực hiện công tác thu nợ

và cưỡng chế thuế

- Phối hợp xây dựng tiêu chuẩn cán bộ thực hiện công tác quản lý thu nợ và phân cấp cán bộ theo mức chuyên gia. Đào tạo cán bộ theo kỹ năng của công tác thu nợ phù hợp với từng cấp quản lý và cơ chế quản lý đảm bảo cán bộ có đủ năng lực và hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w