Cơ cấu dư nợ tín dụng giai đoạn 2009-2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại COMMONWEALTH BANK OF AUSTRALIA chi nhánh TP HCM (Trang 58 - 65)

ĐVT: ngàn USD C ỉ ê 30/6/2009 30/6/2010 30/6/2011 Số ề Tỷ ọ g Số ề Tỷ ọ g Số ề Tỷ ọ g 1. T eo loạ ề ệ 1,808 100% 7,193 100% 18,194 100%

VND (quy đổi sang U D) 1,808 100.00% 5,051 70.22% 13,467 74.02% U D và UD (quy đổi sang

USD) - 0.00% 2,142 29.78% 4,727 25.98%

2. Theo ng k ế 1,808 100% 7,193 100% 18,194 100%

Thương mại 109 6.03% 1,924 26.75% 6,187 34.01% ản xuất và gia công chế biến 111 6.14% 542 7.54% 118 0.65% Xây dựng 26 1.44% 37 0.51% 6,666 36.64% Dịch vụ cá nhân 1,330 73.51% 3,772 51.99% 4,083 22.44% Các ngành nghề khác 232 12.83% 917 12.75% 1,140 6.27% 3. T eo kỳ ạ 1,808 100% 7,193 100% 18,194 100% Ngắn hạn - 0.00% 2,720 37.81% 6,001 32.98% Trung hạn 706 39.05% 1,139 15.83% 5,939 32.64% Dài hạn 1,103 61.01% 3,334 46.35% 6,255 34.38% 4. T eo loạ k ế 1,808 100% 7,193 100% 18,194 100%

Công ty trách nhiệm hữu hạn 220 12.17% 1,268 17.63% 3,134 17.23% Công ty liên doanh 41 2.27% 1,656 23.02% 3,830 21.06% Cơng ty 100% vốn nước ngồi 217 12.00% 497 6.91% 3,992 21.94% Cá nhân 1,330 73.56% 3,772 52.44% 7,239 39.79%

5. T eo mục đíc ay 1,808 100% 7,193 100% 18,194 100%

ản xuất - 0.00% 4,359 60.60% 10,252 56.35% Tiêu dùng 1,808 100.00% 2,834 39.40% 7,942 43.66%

Phân theo loại tiền tệ

Bi đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ

Trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ của CBAVN thì dư nợ cho vay bằng VND luôn chiếm tỷ trọng cao: năm 2009 là 100%, do chỉ thực hiện giải ngân bằng VND, cho đến năm 2010 CBAVN mới triển khai cho vay bằng ngoại tệ nên tỷ trọng cho vay bằng VND so với dư nợ cho vay có giảm về mặt tỷ trọng là 70.22%, và năm 2011 là 74.02% nhưng về mặt lượng trên bảng cơ cấu dư nợ thì có số tiền giải ngân cho vay VND đều gia tăng đáng kể. Phần dư nợ bằng ngoại tệ của ngân hàng luôn chiếm trên 25% trong tổng dư nợ cho vay, ngoại trừ năm 2009. Tỷ trọng dư nợ bằng ngoại tệ tại CB VN năm 2011 có giảm một chút so với năm 2010, nguyên nhân là do từ năm 2008 các quy định của NHNN Việt Nam về cho vay ngoại tệ đối với một số đối tượng được phép ngày càng siết chặt hơn, đây là hạn chế khi CBAVN thừa nguồn ngoại tệ nhưng khơng thể cho vay vì khách hàng khơng đúng đối tượng. Thứ hai là ngân hàng phải bảo toàn nguồn cho vay bằng ngoại tệ của mình khơng gặp rủi ro về tỷ giá, đây cũng là một hạn chế khiến cho ngân hàng giảm cho vay bằng ngoại tệ trong thời gian gần đây do biến động tỷ giá VND/USD ngày càng diễn biến phức tạp và hết sức rủi ro.

Phân theo ngành kinh tế

Bi đồ 2.7: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế bình quân

- Về xây dựng:

Dư nợ cho vay trong ngành kinh tế xây dựng chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2009 và 2010 dư nợ cho vay ngành này chỉ đạt tỷ trọng thấp, ở mức dưới 2% nhưng đến năm 2011 dư nợ cho vay ngành kinh tế năm 2011 tăng mạnh chiếm 36.64%, là tỷ trọng dư nợ lớn nhất của CBAVN trong năm 2011 (Bảng 2.3 trang 37).

- Về thương mại:

Dư nợ cho vay trong khu vực thương mại đạt tỷ trọng tương đối cao trong tổng dư nợ cho vay từ năm 2009-2011, xếp thứ hai sau khu vực kinh tế dịch vụ cá nhân. Tỷ trọng bình quân chiếm khoảng 30.23% trong tổng dư nợ cho vay của giai đoạn này. Nếu năm 2009, tỷ trọng chiếm khoảng 6.03% tổng dư nợ thì đến năm 2010 tăng lên 26.75% và tăng mạnh nhất là vào năm 2011, đạt 34.01% (Bảng 2.3 trang 37). Kết quả này cho thấy CBAVN đang tập trung cho vay các đối tượng doanh nghiệp trong ngành thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa.

- Về dịch vụ cá nhân:

Dư nợ cho vay của khu vực kinh tế này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của CBAVN, bình quân giai đoạn 2009-2011 chiếm khoảng 33.77%. Xem xét qua từng năm, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần từ năm 2009 đến nay. Năm 2009 chiếm khoảng 73.51%, năm 2010 là 51.99% và đến năm 2011 tỷ trọng này chỉ còn 22.44% tổng dư nợ (Bảng 2.3 trang 37). Nguyên nhân là do đây là khu vực kinh tế luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nên CBAVN không muốn chú trọng cho vay các đối tượng thuộc khu vực kinh tế này.

- Về sản xuất và gia công chế biến:

Dư nợ cho vay của khu vực kinh tế này chiếm khoảng 8.42% trong tổng dư nợ bình qn giai đoạn 2009-2011. Đây cũng là ngành có dư nợ vay giảm dần cho đến năm 2011 tỷ trọng chỉ còn khoảng 0.66% so với tổng dư nợ (Bảng 2.3 trang 37).

- Các ngành kinh tế khác:

Các khu vực ngành khác chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng dư nợ của CBAVN, bình quân trong giai đoạn năm 2009-2011 chiếm 2.84%.

Trong năm 2009, CB VN triển khai chương trình cho vay trung và dài hạn 2 sản phẩm chủ yếu là cho vay mua nhà và cho vay mua xe nên khơng có dư nợ vay ngắn hạn, tỷ trọng dư nợ vay trung hạn và dài hạn lần lượt là 39.05% và 61.01%. Bước sang năm 2010 và 2011, tỷ trọng dư nợ vay ngắn hạn gia tăng chiếm khoảng trên 30% tổng dư nợ vay, và tỷ trọng dư nợ vay dài hạn chiếm khoảng từ 34% đến 46%, trong khi dư nợ vay trung hạn trong năm 2010 giảm hơn một nửa so với năm 2009, nhưng đã dần tăng trở lại chiếm 32.64% tổng dư nợ vay vào năm 2011. Các tỷ trọng có biến động với mức độ biến động khá cao, tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu cụ thể từng năm ta cơ cấu dư nợ luôn tăng khá đồng đều về mặt lượng, chứng tỏ cơ cấu dư nợ của ngân hàng phân theo thời hạn vay tương đối ổn định từ năm 2009 đến nay. Tuy nhiên trong tổng cơ cấu thì lại có sự đổi chỗ cho nhau. Nếu như trong năm 2009, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng đa số thì từ năm 2010 đến nay, tỷ trọng cho vay trung hạn dần bị thay thay thế bởi cho vay ngắn hạn. Năm 2009 là năm cho vay dài hạn tăng mạnh nhất, chiếm 61,11% tổng dư nợ, tăng gấp đôi so với năm 2011.

Phân theo loại hình kinh tế

Cơ cấu cho vay tại CBAVN chủ yếu tập trung loại hình kinh tế cá nhân vì dựa trên những tư vấn và kinh nghiệm từ tập đồn CBA trong triển khai mơ hình ngân hàng bán l , CB VN đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ cho vay linh hoạt thu hút đối tượng khách hàng cá nhân. Thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng lớn nhất, 45% tổng dư nợ bình quân giai đoạn từ năm 2009- 2011. Tuy nhiên, tỷ trọng qua từng năm giảm dần từ 73.56% năm 2009 xuống chỉ còn 39.79% năm 2011, nguyên nhân là do CBAVN bắt đầu chuyển dần xu hướng sang đối tượng khách hàng doanh nghiệp, mà cụ thể là sự gia tăng mạnh m hoạt động cho vay đối với loại hình Cơng ty liên doanh và Cơng ty 100% vốn nước ngoài. Với lợi thế là chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài hàng đầu nước Úc và có uy tín cao trên trường quốc tế nên CBAVN tận dụng các mối quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đây chính là lợi thế cho vay của CBAVN trên thị trường tín dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Xét cụ thể qua từng năm thì tỷ trọng dư nợ của hai loại hình kinh tế này có xu hướng tăng và giảm khơng đều, nhưng 2 loại hình này vẫn chiếm tỷ trọng bình quân từ năm 2009-2011 gần 40% tổng dư nợ trong cơ cấu cho vay của ngân hàng.

Phân theo mục đích vay:

Như đã phân tích trong cơ cấu theo loại hình kinh tế thì cho vay tiêu dùng là một trong những thế mạnh của CBAVN nên luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong tổng dư nợ cho vay năm 2009, tuy nhiên tỷ trọng này giảm nhanh trong 2 năm sau đó. Thay vào đó, cho vay sản xuất kinh doanh dần chiếm tỷ trọng từ trên 55% qua 2 năm 2010 và 2011. Điều này cho thấy CBAVN đang dần quan tâm hơn đến cho vay sản xuất cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp, phân bổ tỷ trọng dư nợ cho vay theo mục đích vay với tỷ lệ chênh lệch không quá nhiều.

2.2.2.2 Chất lượng nợ tín dụng

Trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng đầu tiên của 2 năm tài chính 200 và 2010, CB VN khơng có dư nợ q hạn hay dư nợ xấu. Đến năm 2011, số tiền nợ quá hạn được phân loại nợ nhóm 3-nợ dưới tiêu chuẩn theo như quy định phân loại nợ của Quyết định 493/2005/QD-NHNN ngày 22/04/2005 là 566 ngàn USD, chiếm tỷ trọng khoảng 3.11% tổng dư nợ tín dụng của CB VN. Đây là tỷ lệ nợ khá cao và là một vấn hết sức lo ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của CBAVN trong suốt năm tài chính vừa qua. Tuy nhiên đây cũng là tình hình chung của hệ thống ngân hàng trong năm 2011 vì do ảnh hưởng của diễn biến phức tạp của thị trường tài chính và kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng nợ cơng từ châu Âu, tình hình giá cả leo thang trong nước từ nên rất nhiều khách hàng vay gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, cộng thêm chi phí lãi vay tăng cao khiến cho một số khách hàng vay mất khả năng trả nợ, không trả nợ đúng hạn dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2011 chiếm tỷ lệ cao hơn so với các năm trước.

2.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại COMMONWEALTH BANK OF AUSTRALIA chi nhánh TP HCM (Trang 58 - 65)