Xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại hệ thống nhà thuốc ECO trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 90 - 91)

6. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

3.4 xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước

- Bộ Y Tế và Sở Y Tế cần đẩy nhanh tiến trình GPP hóa các nhà thuốc trên toàn quốc và bắt đầu từ các thành phố lớn trong cả nước để đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng thuốc và tạo sự cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh cho các nhà thuốc đã đạt chuẩn GPP. Tránh tình trạng gia hạn cho các nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP như đã từng xảy ra trước đây.

- Hỗ trợ hơn nữa về mặt kỹ thuật và đào tạo cũng như tư vấn để chủ các nhà thuốc chưa đạt chuẩn GPP không sợ và tự tin hơn khi quyết định nâng cấp nhà thuốc của mình đạt chuẩn GPP.

- Phối hợp và đầu tư mạnh mẽ với cơ quan truyền thông đại chúng để quảng bá và tuyên truyền rõ ràng, sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân và phải đủ mạnh về cường độ lẫn thời gian để tự bản thân người dân có thể nhận thức được tầm quan trọng khi mua và sử dụng thuốc,

biến người dân thành những người tiêu dùng thơng thái. Qua đó, từng bước thay đổi văn hóa tiêu dùng thuốc của người dân, nếu chỉ để doanh nghiệp và các nhà thuốc làm thì sẽ khơng đủ sức mạnh để làm được.

- Cho phép các hệ thống nhà thuốc và các nhà thuốc lẻ đạt chuẩn GPP tham gia vào bảo hiểm y tế, có các chính sách ưu đãi về thuế trong thời gian đầu phát triển. Nếu làm được việc này thì vừa giảm tải cho các bệnh viện, giảm tiêu cực, nguồn gốc thuốc rõ ràng và quản lý được giá thuốc trên thị trường.

- Phải chấm dứt tình trạng bác sĩ vừa kê toa vừa bán thuốc tại các phịng mạch tư của mình góp phần vào việc quản lý nguồn gốc, chất lượng, giá cả của thuốc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại hệ thống nhà thuốc ECO trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)