Lý thuyết chi phí đại diện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành cao su việt nam (Trang 26 - 27)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.1. LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1.1.4.4. Lý thuyết chi phí đại diện

Lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện đƣợc đề cập đến đầu tiên trong một nghiên cứu của Fama và Miller (1972). Về sau, lý thuyết chi phí đại diện đƣợc phát triển sâu hơn trong nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976) và sau đó là nghiên cứu của Jensen (1986).

Bản chất của lý thuyết chi phí đại diện đƣợc dựa trên giả định rằng những ngƣời đại diện có thể khơng phải ln ln hành động vì lợi ích của những ngƣời chủ, do đó dẫn đến mất cân bằng về lợi ích của những ngƣời đại diện và những ngƣời chủ và kết quả là sự tổn thất về thu nhập cho những ngƣời chủ. Lý thuyết chi phí đại diện xem xét tác động của các chi phí đại diện lên cấu trúc vốn trong bối cảnh những xung đột lợi ích khác nhau giữa các cổ đông và nhà quản lý và giữa các cổ đông và các chủ nợ khi sử dụng hoặc nợ hoặc vốn cổ phần. Jensen và Meckling Meckling (1976, p. 308) xác định chi phí đại diện bao gồm (1) chi phí giám sát của ngƣời chủ, (2) chi phí ràng buộc của ngƣời đại diện và (3) sự mất mát.

Chi phí đại diện của vốn cổ phần:

Chi phí đại diện của vốn cổ phần phát sinh do xung đột về lợi ích giữa các cổ đơng và ngƣời quản lý. Các cổ đơng mong muốn tối đa hố lợi ích của mình thơng qua việc tăng giá trị của doanh nghiệp, cịn lợi ích của nhà quản lý thƣờng gắn trực tiếp với thu nhập nhận đƣợc. Do nhà quản lý là ngƣời trực tiếp điều hành hoạt động của doanh nghiệp nên họ có thể thực hiện những hành vi hay quyết định nhằm tối đa hố lợi ích cho cá nhân mình nhƣng lại làm tổn hại đến lợi ích của nhà đầu tƣ.

Chi phí đại diện giải thích tại sao các cơng ty có quy mơ lớn, có dịng tiền tự do càng nhiều thƣờng có khuynh hƣớng sử dụng nhiều nợ hơn trong cơ cấu vốn của mình. Giải thích của lý thuyết này, là do các điều khoản trong hợp đồng vay nợ sẽ kiểm soát đƣợc phần nào các hành vi của các nhà quản lý không hƣớng đến mục tiêu tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.

Chi phí đại diện của nợ

Chi phí đại diện của nợ phát sinh do xung đột lợi ích giữa các chủ nợ và cổ đông. Xung đột phát sinh khi cổ đông công ty thƣờng muốn theo đuổi những chiến lƣợc hoạt động, chiến lƣợc kinh doanh với mức độ rủi ro cao, hoặc một chiến lƣợc nhắm vào đầu tƣ những tài sản có mức sinh lợi thấp hơn kỳ vọng của trái chủ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng kiệt quệ tài chính, các cổ đông thƣờng từ bỏ các mục tiêu là tối đa hoá giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp và, thay vào đó, theo đuổi mục tiêu hạn hẹp hơn là quyền lợi riêng của mình, họ thƣờng có khuynh hƣớng thực hiện các “trò chơi” riêng nhƣ: chuyển dịch rủi ro, từ chối đóng góp vốn cổ phần, thu tiền và bỏ chạy, kéo dài thời gian … mà phần thiệt hại sẽ do các chủ nợ gánh chịu.

Doanh nghiệp càng vay nợ nhiều, sự hấp dẫn của các trò chơi này càng lớn. Triển vọng gia tăng của các quyết định tồi trong tƣơng lai nhắc các nhà đầu tƣ phải hạ giá thị trƣờng hiện nay của doanh nghiệp. Sự sụt này sẽ phải rút ra từ túi tiền của các cổ đông. Các nhà cho vay tiềm năng, nhận thức rằng các trị chơi có thể thực hiện với rủi ro do họ gánh chịu, đã tự bảo vệ bằng cách đòi hỏi các điều kiện tốt hơn cho mình.

Vì vậy, cuối cùng thì vì lợi ích của các cổ đơng, nên tránh thực hiện các trị chơi này, giới hạn việc vay nợ của doanh nghiệp ở mức độ an toàn hay gần an toàn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành cao su việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)