Thực trạng huy động vốn của PGBank với một số NH khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của người gửi tiền tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 39 - 43)

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA PG BANK GIAI ĐOẠN

2.2.2. Thực trạng huy động vốn của PGBank với một số NH khác

Trên nền tảng các hoạt động đƣợc xây dựng và phát triển trong các năm qua, PG Bank đã tận dụng tốt và tự hào là một trong số những NH có ROE (tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu bình quân) lớn, hầu nhƣ các năm đều trên 20%, có thể sánh ngang với các TCTD lớn nhƣ ACB, Sacombank, Techcombank, Vietcombank, Vietinbank, NH Đầu tƣ và phát triển Việt Nam,…

Tuy nhiên, khi xét tƣơng quan tổng thể với TCTD khác thì PG Bank vẫn cịn rất nhỏ về rất nhiều mặt nhƣ: Số năm hoạt động, vốn điều lệ, mạng lƣới điểm giao dịch, số lƣợng nhân viên, và đặc biệt về quy mơ vốn huy động cịn rất thấp.

Biểu đồ 2.8: Diễn biến vốn huy động của PG Bank so với các TCTD khác qua các năm (ĐVT: Tỷ đồng)

Thật vậy, PG Bank là TCTD mới hình thành thƣơng hiệu từ năm 2007 nên chƣa đƣợc biết đến nhiều, đồng thời với quy mơ vốn điều lệ cịn hạn chế nên việc mở rộng mạng lƣới huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn so với các TCTD khác. Chính vì vậy mà nguồn vốn huy động của PG Bank đến cuối năm 2011 chỉ đạt 14.992 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có quy mơ vốn huy động thấp nhất và chỉ bằng 1/8 so với Sacombank, 1/18 so với ACB, 1/22 đối với VCB.

Mặc dù vậy, PG Bank vẫn rất nổ lực và đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng huy động vốn rất cao so với mức bình quân của ngành NH. Năm 2009, Vốn huy động của PG Bank tăng trƣởng 80% so với năm 2008. Và năm 2010, tốc độ tăng này là 52% so với năm 2009.

Để thấy rõ thêm thực trạng cạnh tranh huy động vốn của PG Bank so với NH khác, ta có thể làm phép so sánh các tỷ lệ vốn huy động/nhân viên, tỷ lệ vốn huy động/đơn vị, tỷ lệ vốn huy động/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ chi phí vốn huy động/vốn huy động với NH Sài Gịn Thƣơng Tín (STB), NH Á Châu (ACB) qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ vốn huy động/nhân viên của PG Bank so với các TCTD khác qua các năm (ĐVT: Tỷ đồng/NV)

Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 của các NH

Cho thấy mỗi nhân viên của PG Bank huy động bình quân đƣợc 11 tỳ trong năm 2011, giảm đáng kể so với năm 2007 (16 tỷ) và thấp hơn so với nhân viên của STB (13 tỷ), ACB (31 tỷ) trong năm 2011.

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ vốn huy động/Địa điểm giao dịch của PG Bank so với các TCTD khác qua các năm (ĐVT: Tỷ đồng/đơn vị)

Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 của các NH

Mỗi đơn vị PG Bank huy động đƣợc 203 tỷ đồng trong năm 2011, giảm mạnh so với năm 2007 (460 tỷ) và thấp hơn nhiều so với mỗi đơn vị của STB (311 tỷ), ACB (825 tỷ) trong năm 2011.

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ vốn huy động/Vốn chủ sở hữu của PG Bank so với các TCTD khác qua các năm (ĐVT: lần)

Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 của các NH

Và mỗi đồng vốn chủ sở hữu của PG Bank huy động đƣợc 6 đồng trong năm 2011, giảm mạnh so với năm 2007 (8 đồng), năm 2009 (9 đồng) và tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với STB (9 đồng), ACB (22 đồng) trong năm 2011.

Biểu đồ 2.12: Tỷ lệ Chi phí huy động/Vốn huy động của PG Bank so với các TCTD khác qua các năm (ĐVT: lần)

Nguồn: BCTC đã kiểm toán năm 2007, 2008, 2009, 2010 và 2011 của các NH

Về chi phí huy động vốn, để huy động đƣợc một đồng vốn, PG Bank phải trả chi phí 0.115 đồng, tƣơng ứng 11.5% số vốn huy động đƣợc. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các năm trƣớc, cho thấy hiệu quả huy động vốn của PG Bank ngày càng giảm rõ rệt. Và mức 11.5% này cao hơn rất nhiều so với mức 8.4% của STB và 6.9% của ACB.

Hơn nữa, trên thị trƣờng liên ngân hàng thì các NHTM cũng tham gia các hoạt động cho vay, đi vay; Các giao dịch này đƣợc phản ảnh trên hai khoản mục: Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác trong phần tài sản; và Tiền gửi và cho vay các TCTD khác trong phần nguồn vốn của BCTC các ngân hàng. Phần lớn giá trị trên hai khoản mục này đƣợc hạch tốn dƣới dạng tiền gửi thay vì tiền đi vay và cho vay. Tuy nhiên, chênh lệch giữa hai khoản mục này vẫn phản ánh phần nào nhu cầu thừa hay thiếu vốn của các ngân hàng.

Biểu đồ 2.13: Tình hình vay và cho vay trên thị trường liên ngân hàng của PG Bank và các NHTM tại thời điểm 31/12/2011 (ĐVT: nghìn tỷ đồng)

Nguồn : Theo TTVN (số liệu của AGRB và SCB đến hết quý III/2011)

Nhƣ vậy, có thể kết luận hoạt động huy động vốn của PG Bank còn rất nhiều hạn chế về quy mô nguồn vốn huy động và việc huy động vốn chƣa phát triển xứng đáng với quy mô nhân sự, địa điểm giao dịch, vốn chủ sở hữu, chi phí vốn huy động phải trả… và hiệu quả thực hiện còn rất thấp so với STB, ACB. Do vậy, PG Bank cần phải cải thiện rất nhiều mặt trong huy động vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của người gửi tiền tại ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)