CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu
Yếu tố tinh thần tại nơi làm việc đã được nhiều cơng ty có tiếng trên thế giới (Southwest Airlines, HewlettePackard, Tyson Foods) nghiên cứu, xây dựng, áp dụng cho môi trường làm việc của nhân viên. Và họ đã đạt được một số thành công nhất định như nâng cao năng suất lao động và giảm đáng kể tỷ lệ nghỉ việc. Trường hợp Southwest Airlines cũng là một ví dụ điển hình. Hãng này là một trong những hãng hàng khơng có tỷ lệ thay thế nhân viên thấp nhất trong ngành hàng khơng, có chi phí lao động thấp nhất, nổi trội hơn các đối thủ khác khi các chuyến bay luôn đúng giờ, không bị hành khách phàn nàn. Đặc điểm thị trường Việt Nam khác so với các nước trên thế giới, cũng như tùy đặc trưng của từng môi trường làm việc của nhân viên, do đó để nghiên cứu các yếu tố trong môi trường tinh thần tác động vào hiệu quả cơng việc nhân viên văn phịng, thì việc điều chỉnh lại thang đo cho phù hợp là điều cần thiết. Nghiên cứu này được tiến hành thông qua hai bước chính, (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ nhằm xác định các yếu tố trong môi trường tinh thần tác động vào hiệu quả công việc của nhân viên văn phòng cũng như phát hiện thêm các yếu tố của nghiên cứu mà mơ hình đề xuất ban đầu chưa có. Đây là bước quan trọng để điều chỉnh từ thang đo ban đầu sang thang đo phù hợp với thị trường Việt Nam. Do đó tác giả đã thực hiện nghiên cứu định tính thơng qua thảo luận nhóm với bảy nhân viên văn phịng đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Dựa vào kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, tác giả đã điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát trong thang đo để đưa vào nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu các yếu tố trong môi trường tinh thần cũng như mức độ tác động của từng yếu tố vào hiệu quả công việc của nhân viên văn phòng. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp với 256 nhân viên văn phịng đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh.
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu