Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 38 - 42)

Bảng 2.16 : Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình hồi quy

2.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

NHTMCP Công Thương Việt Nam được thành lập ngày 01/7/1988 trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được tiến hành cổ phần hóa từ cuối năm 2008, chính thức hoạt động theo mơ hình Ngân hàng TMCP vào tháng 07/2009 với tên giao dịch viết tắt là VietinBank. Trải qua 23 năm xây dựng và phát triển, VietinBank đã phát triển vượt bậc, trở thành Ngân hàng TMCP lớn, hàng đầu Việt Nam, nắm giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất nước tại Việt Nam, VietinBank có tổng tài sản chiếm 25% thị phần trong tồn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Năm 2010, trong điều kiện nền kinh tế thế giới và trong nước cịn gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế, thị trường tiền tệ diễn biến phức tạp nhưng VietinBank vẫn đạt được kết quả kinh doanh rất khả quan: Tổng tài sản đến cuối năm 2010 đạt 367 ngàn tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2009; lợi nhuận trước thuế đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2009 và cao hơn kết quả mà Đại hội cổ đông giao 12,5%. Tổng nguồn vốn huy động đat 341 ngàn tỷ đồng, tăng 54,5% so với năm 2009; Tổng đầu tư, cho vay nền kinh tế tăng 52% so với năm

2009, trong đó tổng dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 43,5%, nợ xấu ở mức 0,66%. Cơng tác cổ phần hố, tăng vốn tiếp tục được đẩy mạnh, trong năm 2010 VietinBank đã tăng vốn thành công hơn 3000 tỷ đồng. Năm 2010 cũng là năm VietinBank tích cực mở rộng mạng lưới và có quy mơ lớn thứ 2 tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2010, toàn hệ thống có 1.095 đơn vị mạng lưới tập trung tại 63/63 tỉnh/thành trong cả nước. VietinBank là NHTM có quy mơ mạng lưới lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau Agribank) với 1 Sở giao dịch, 152 chi nhánh, 886 Phòng giao dịch, 56 Qũy tiết kiệm, 1042 máy rút tiền tự động (ATM), 03 văn phịng đại diện, và 04 Cơng ty con, 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngồi ra, VietinBank cịn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Cơng Thương, góp vốn vào 8 công ty trong đó có Cơng ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên. VietinBank tiếp tục đẩy mạnh mở rộng mạng lưới ra thị trường quốc tế, chính thức khai trương chi nhánh tại Đức vào tháng 9 năm 2011 và sắp tới là tại Lào, Campuchia.

Trong những năm gần đây, VietinBank đã ra sức đẩy mạnh mở rộng các hoạt động dịch vụ sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu đầu tư trong hoạt động ngân hàng để giảm thiểu rủi ro từ hoạt động tín dụng, nhưng cho đến nay hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động cơ bản chiếm tỉ lệ lớn nhất, chiếm khoảng 70% trong tổng thu nhập ngân hàng. Vì vậy để nâng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ khác VietinBank cần thiết phải nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng để gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng.

Các loại hình dịch vụ Vietinbank cung cấp:

Huy động vốn

o Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư;

o Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ…;

o Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…

Cho vay, đầu tư

o Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ;

o Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ;

o Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất;

o Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài;

o Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức(DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung;

o Thấu chi, cho vay tiêu dùng;

o Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế;

o Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế.

Bảo lãnh

o Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

Thanh toán và Tài trợ thương mại

o Phát hành, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu; thơng báo, xác nhận, thanh tốn thư tín dụng nhập khẩu;

o Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A);

o Chuyển tiền nhanh Western Union;

o Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc;

o Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM;

o Chi trả Kiều hối…

Ngân quỹ

o Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…);

o Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…);

o Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ…;

o Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

Thẻ và ngân hàng điện tử

o Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master Card…);

o Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card);

o Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking;

Hoạt động khác

o Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ;

o Tư vấn đầu tư và tài chính; o Cho thuê tài chính;

o Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán;

o Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)