Cấu trúc sản phẩm phải hấp dẫn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 92 - 138)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

3.3. Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của

3.3.2.5. Cấu trúc sản phẩm phải hấp dẫn

Một khi xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành khá thấp không đủ tạo niềm tin cho nhà đầu tư thì việc có một cấu trúc sản phẩm hấp dẫn sẽ là một trong các yếu tố cần thiết để doanh nghiệp phát hành thành công trái phiếu quốc tế. Cấu trúc cụ thể ở đây là trái phiếu chuyển đổi đi kèm với một hợp đồng bảo hiểm của công ty phát hành. Thông thường một trong những ngân hàng đang nắm tài sản

81

của công ty phát hành trái phiếu sẽ bán sản phẩm bảo hiểm này và khi đó nếu doanh nghiệp phát hành khơng đủ khả năng thanh tốn nợ thì ngân hàng đó sẽ đứng ra thanh toán và họ sẽ xử lý tài sản đảm bảo của cơng ty đó.

Về mặt bản chất thì đây là một khoản vay có kèm tài sản đảm bảo nên nó phần nào làm giảm rủi ro cho nhà đầu tư và do đó sẽ thu hút nhà đầu tư tham gia giao dịch. Vì vậy, cấu trúc sản phẩm này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có xếp hạn tín nhiệm thấp nhưng có tài sản đảm bảo tốt và bảo hiểm từ phía ngân hàng tiếp cận với nguồn vốn vay trên thị trường quốc tế.

82

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để phát triển việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam thì khơng chỉ

nhờ vào nổ lực từ phía chính phủ mà cịn phải có sự đóng góp đáng kể từ khu vực tư nhân, một khu vực được đánh giá là khá năng động của nền kinh tế Việt Nam, trong

đó Bộ Tài Chính đóng vai trị định hướng nhằm đưa ra những triển khai thực hiện

thích hợp theo mục tiêu của từng thời kỳ. Nhất định trong thời gian tới việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam sẽ có những bước tiến đáng kể nếu các giải

83

KẾT LUẬN

Phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế là một kênh huy động vốn hữu hiệu đối với nền kinh tế các nước đang phát triển nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, phát hành trái phiếu quốc tế cũng có những mặt tích cực và hạn chế nhất định. Nếu nguồn vốn này được sử dụng một cách hiệu quả thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tồn bộ nền kinh tế, kích thích nền kinh tế phát triển mạnh hơn và ngược lại sẽ gây ra những tác động đảo ngược, tiêu cực và ảnh

hưởng tới an ninh tài chính quốc gia. Do đó, phát hành trái phiếu quốc tế là việc

làm cần phải được xem xét và đánh giá kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Thị trường tài chính quốc tế với những chuẩn mực hết sức khắt khe nhưng nếu các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết, có

những kế hoạch, chiến lược phát hành trái phiếu quốc tế thật chu đáo và được đầu tư đúng mức thì vẫn có khả năng thành cơng cao. Với những vấn đề đã được phân tích cùng với các giải pháp đã được nêu lên trong đề tài, tác giả mong muốn phát hành trái phiếu quốc tế sẽ trở thành một kênh huy động vốn thực sự hiệu quả bên cạnh các hình thức huy động vốn truyền thống hiện nay để góp phần vào cơng cuộc phát triển đất nước trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Báo cáo CTCK Artex, 2010. Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế và vấn đề liên quan. Diễn đàn doanh nghiệp, số ra ngày 02/02/2010 [online] <http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/dddn.com.vn/Phat-hanh-trai-phieu- Chinh-phu-tren-thi-truong-quoc-te-va-van-de-lien-quan/3821915.epi> [Ngày truy cập: 17 tháng 02 năm 2012].

2. Báo cáo CTCK Artex, 2010. Phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế và vấn đề liên quan <http://dddn.com.vn/201002010139232cat109/phat-hanh- trai-phieu-chinh-phu-tren-thi-truong-quoc-te-va-van-de-lien-quan.htm> [ngày truy cập: 04 tháng 01 năm 2012]

3. Baomoi.com, 2010. VIC phát hành thành công 100 triệu USD trái phiếu quốc tế <http://www.baomoi.com/VIC-phat-hanh-thanh-cong-100-trieu-USD-trai-phieu- quoc-te/127/3518135.epi> [Ngày truy cập: 23 tháng 04 năm 2012]

4. Bộ tài chính, 2011. Bản tin nợ nước ngồi số 7: Các bản số liệu thống kê 2006- 2010. Hà Nội: tháng 07 – 2011.

5. Bùi Kim Yến, 2006. Giáo trình thị trường chứng khốn. Nhà xuất bản thống kê. 6. Bùi Trí Dũng, 2004. Phát hành trái phiếu quốc tế: Thuận lợi, khó khăn và hạn chế.

Tạp chí chứng khoán Việt Nam, số 5, trang 15-18.

7. Cổng thơng tin điện tử Bộ Tài Chính, 2012. Hướng tới việc hồn thiện xây dựng

chương trình hành động thực hiện Chiến lược ngành Tài chính đến năm 2012

<http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/ttsk/3312584?pers_id=2177014 &item_id=66421388&p_details=1> [Ngày truy cập: 20 tháng 07 năm 2012].

8. Cục đầu tư nước ngồi, 2011. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 12

9. Lê Hồng Giang, 2012. Thị trường trái phiếu Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế. Bài tham luận cho diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2012: Kinh tế Việt Nam năm 2012:

Khởi động mạnh mẽ quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Đà Nẵng, ngày 09 -

10/04/2012.

10. Phạm Duy Nghĩa, 2011. Vinashin. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright,

ngày 22/12/2011 <http://www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?id=2064> [Ngày truy cập: 15 tháng 04 năm 2012].

11. Phạm Toàn Thiện, 2008. Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ: Bài

học và một số kiến nghị. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, số

25, trang 39-53.

12. Phòng kinh tế chính trị đối ngoại - Bộ ngoại giao, 2006. Các nước trên thế giới. <http://www.mofahcm.gov.vn/vi/tintuc_sk/tulieu/nr060504090947/ns06082515491 3/newsitem_print_preview> [Ngày truy cập: 18 tháng 03 năm 2012]

13. Tổng cục thống kê, 2010. Niên giám thống kê 2010. Nhà xuất bản thống kê. 14. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Ngọc Định, 2005. Tài chính quốc tế. Nhà xuất bản thống kê.

15. Trần Ngọc Thơ, 2006. Doanh nghiệp nhà nước: Không thể giữ bí mật tài chính mãi được. Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 15/10/2006, trang 3.

16. Trần Ngọc Thơ, 2006. Phát hành trái phiếu quốc tế. Tạp chí Nhà quản lý, số 11, trang 38-40.

17. VnEconomy, 2011. Thực lỗ của Vinashin gấp 3 lần báo cáo <http://vneconomy.vn/20110603044755359P0C5/thuc-lo-cua-vinashin-gap-3-lan- bao-cao.htm> [Ngày truy cập: 15 tháng 04 năm 2012]

18. Website chính thức của Vinashin: <http://www.vinashin.com.vn> [Ngày truy

B. DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

19. Asian Development Bank, 2006. Emerging East Asian Local Currency Bond Markets: A Regional Update. Asia Bond Monitor November 2006 [pdf] Available at <http://asianbondsonline.adb.org/documents/abm_nov2006.pdf> [Accessed 25 February 2012]

20. Asian Development Bank, 2010. Emerging East Asian Local Currency Bond Markets: A Regional Update. Asia Bond Monitor March 2010 [pdf] Available at

<http://asianbondsonline.adb.org/documents/abm_mar_2010.pdf> [Accessed 25 February 2012]

21. Bank for International Settlements, 2010. International banking and financial market developments [pdf] Available at <http://www.bis.org/publ/qtrpdf/r_qt1012.pdf> [Accessed 20 January 2012]

22. Benjamin H Cohen, 2005. Current choice in international issuance. BIS

Quarterly Review, June 2005 [pdf] Available at

<http://www.bis.org/publ/qtrpdf/r_qt0506e.pdf > [Accessed 15 January 2012] 23. China's bonds welcomed on international markets. Available at <http://english.peopledaily.com.cn/200310/30/eng20031030_127183.shtml>

[Accessed 14 March 2012]

24. IMF, 2010. Global Financial Stability Report: Meeting new challenges to stability and building a safer system [pdf] Available at <http://www.imf.org/external/pubs/ft/gfsr/2010/01/pdf/text.pdf> [Accessed 20 January 2012]

25. IMF, 2010. World economic outlook April 2010 [pdf] Available at <http://www.imf.org/external/pubs/ft/weo/2010/01/pdf/text.pdf> [Accessed 20 January 2012]

26. Richard Benzie, 1992. The development of the international bond market. BIS

27. Economic Papers, No. 32 [pdf]. Available at

<http://www.bis.org/publ/econ32.pdf> [Accessed 23 January 2012]

28. Sameer Khatiwada, 2009. Stimulus Packages to Counter Global Economic Crisis: A review. Discussion paper. International Institute for Labour Studies.

29. The financial express, 2004. Investors Clamour For Rare Indonesian Global Bond [online]. Available at <http://www.financialexpress.com/news/investors- clamour-for-rare-indonesian-global-bond/63415/3> [Accessed 18 March 2012].

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

THANG ĐIỂM MỨC ĐỘ TÍN NHIỆM ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN VAY

VỐN DÀI HẠN CỦA CÁC CÔNG TY ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ TÍN NHIỆM

Moody’s S&P Mức điểm Nội dung

Aaa AAA Điểm tối đa Khoản nợ này được đánh giá vào hạng

mạnh.

Aa AA Điểm cao Đây là mức được đánh giá cao trong

việc trả nợ cả gốc và lãi và thấp hơn

mức trên rất ít.

A A Điểm trung bình

khá

Khoản nợ này được đánh giá là có khả

năng vừa đủ mạnh để hoàn trả nợ gốc

và lãi mạnh, có độ nhạy cảm cao hơn

với các tác động bất lợi của điều kiện

và hoàn cảnh kinh tế so với các nhóm trên.

Baa BBB Điểm trung bình Đây là khoản nợ được đánh giá có khả

năng vừa đủ mạnh để hoàn trả nợ gốc

và lãi, nhạy cảm mạnh hơn trước các

tác động bất lợi của các điều kiện và

Ba BB Điểm đầu cơ Được đánh giá là có ít rủi ro vỡ nợ,

song lại phải đối mặt với khả năng

thanh toán gốc và lãi thấp do những

điều kiện tài chính kinh tế bấp bênh

của nhà phát hành.

B B Điểm đầu cơ rõ

ràng

Đây là khoản nợ dễ bị rủi ro phá sản hơn, nhưng hiện tại vẫn có khả năng

thanh tốn cả gốc và lãi.

Caa CCC Khoản nợ này có khả năng rủi ro vỡ nợ

lớn, việc thanh toán gốc và lãi phụ thuộc vào điều kiện tài chính, kinh tế

của nhà phát hành.

Ca CC Có tính chất đầu cơ cao nhưng lại

thường bị vỡ nợ hoặc những khiếm

khuyết đáng lưu ý khác.

C C Khoản nợ được xác định ở mức độ tín

nhiệm này có khả năng thanh tốn cả gốc và lãi thấp, khả năng vỡ nợ lớn.

D Khoản nợ này có khả năng vỡ nợ cực

lớn, hoặc sẽ bị vợ nợ khi đến hạn

thanh toán.

Ghi chú

Moody kèm theo các số 1,2 và 3 sau mỗi các xếp loại từ Aa đến Caa; số 1 biểu diễn mức cao nhất trong một mức xếp hạng, số 2 là mức trung bình, và số 3 là mức thấp nhất trong một mức xếp hạng. S&P sử dụng kèm theo sau mỗi xếp hạng là các dấu +, -.

PHỤ LỤC 2

NGHỊ ĐỊNH SỐ 53/2009/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 06 NĂM 2009 VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hối ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2005 về Quy

chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này điều chỉnh hoạt động vay, trả nợ nước ngồi thơng qua hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bản cáo bạch: là tài liệu pháp lý bao gồm tài liệu hoặc số liệu công khai những thơng tin chính xác, trung thực, khách quan, liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của người phát hành và các điều khoản, điều kiện phát hành trái phiếu do Người phát hành cùng các tư vấn pháp lý soạn thảo. Bản cáo bạch sẽ được Người bảo lãnh phát hành cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng và

2. Các thỏa thuận đại lý: là các thỏa thuận được ký giữa Người phát hành và

các đại lý về các điều kiện và điều khoản để thực hiện giao dịch từ khi phát hành đến khi hồn tất việc thanh tốn trái phiếu gồm:

a) Đại lý in ấn (Printer Agent): là công ty được lựa chọn để in ấn bản cáo

bạch và các tài liệu liên quan khác;

b) Đại lý niêm yết (Listing Agent): là công ty được lựa chọn làm thủ tục đăng ký niêm yết trái phiếu của Người phát hành trên các thị trường chứng khốn

thích hợp phù hợp với các quy định của nơi niêm yết;

c) Đại lý tài chính và thanh tốn (Paying Agent): là ngân hàng được lựa chọn

thay mặt cho Người phát hành thanh toán tiền lãi và gốc cho các nhà đầu tư và là

đại lý nắm giữ danh sách các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của đợt phát hành; d) Đại lý chuyển nhượng (Transfer Agent): là tổ chức được Người phát hành

chỉ định để duy trì các báo cáo về người sở hữu chứng khoán, để hủy và phát hành giấy chứng nhận, để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến việc giấy chứng nhận bị mất, bị hư hỏng hoặc bị mất cắp;

đ) Đại lý ủy thác (Trustee): là công ty được các nhà đầu tư chỉ định trên trái

phiếu làm người đại diện của các nhà đầu tư nằm giữ trái phiếu có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của các người nắm giữ trái phiếu và bảo đảm việc tuân thủ các điều khoản của trái phiếu;

e) Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ (Clearing systems and depository): là tổ chức theo dõi và xác nhận việc chuyển nhượng trái phiếu ở thị trường sơ cấp và thứ cấp. Các trái phiếu được phát hành theo hình thức ghi danh và được lưu giữ tại

cơ quan lưu ký.

3. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: là các cơng ty xếp hạng tín nhiệm cho quốc gia, doanh nghiệp.

4. Cơ quan cho vay lại: là Bộ Tài chính hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Tài chính ủy quyền thực hiện cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, có

trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn vay, thu hồi nợ cho vay lại và được hưởng phí cho vay lại theo quy định của pháp luật.

5. Doanh nghiệp Việt Nam (gọi tắt là doanh nghiệp): là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

6. Hình thức phát hành: trái phiếu quốc tế được phát hành theo nhiều hình

thức khác nhau phụ thuộc tiêu chí phân loại, cụ thể:

a) Theo loại hình các nhà đầu tư gồm: (i) Phát hành riêng lẻ (private placement) dành cho các nhà đầu tư tiềm năng như các ngân hàng đầu tư, các quỹ

tài chính, các quỹ bảo hiểm …; và (ii) Phát hành ra công chúng (public offering) dành cho mọi đối tượng các nhà đầu tư;

b) Theo phạm vi phát hành được chia thành: (i) Phát hành toàn cầu (global offering);

(ii) Phát hành riêng trong từng quốc gia, từng khu vực địa lý nhất định. c) Theo loại tiền có thể phát hành bằng các đồng tiền có khả năng chuyển đổi

khác nhau như đồng đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Yên Nhật Bản …

7. Hệ số tín nhiệm (credit rating): là hệ số mà các cơng ty đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế xác định để đánh giá mức độ tin cậy của các quốc gia (hệ số tín nhiệm quốc gia) hoặc của các doanh nghiệp (hệ số tín nhiệm cơng ty) về mức độ rủi

ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay. Hệ số này được dùng làm căn cứ để xác định chi phí đối với việc huy động các khoản vay.

8. Hợp đồng bảo lãnh phát hành hoặc hợp đồng mua bán trái phiếu: là thỏa thuận ký giữa Người phát hành và tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh phát hành về các

điều khoản, điều kiện để thực hiện bảo lãnh hoặc thực phát hành của từng đợt phát

9. Hợp đồng Tư vấn pháp lý: là thỏa thuận được ký giữa Người phát hành và tổ hợp các ngân hàng bảo lãnh với một hoặc nhiều công ty luật về việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý trong nước hoặc quốc tế.

10. Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất được ghi trên trái phiếu (được xác định

khi phát hành trái phiếu. Người phát hành sẽ trả lãi trên mệnh giá của trái phiếu theo lãi suất này).

11. Ngày phát hành (issue date): là ngày trái phiếu được phát hành ra thị

trường.

12. Người bảo lãnh chính/quản lý sổ đăng ký đầu tư chính (Lead Managing Bookrunner): là một hoặc một nhóm các ngân hàng đầu tư quốc tế có uy tín trên thị

trường tài chính quốc tế được Người phát hành lựa chọn để thực hiện giao dịch và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 92 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)