Kinh nghiệm phát hành trái phiếu quốc tế của Indonesia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUÁT VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ

1.4. Kinh nghiệm phát hành trái phiếu quốc tế của một số quốc gia trên thế

1.4.2. Kinh nghiệm phát hành trái phiếu quốc tế của Indonesia

Tình hình kinh tế Indonesia năm 2004

Tăng trưởng GDP: Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu

Á tháng 07/1997 đã làm cho nền kinh tế của Indonesia lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Tuy nhiên, từ năm 1999, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi. Năm 2004, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt mức 5,13% và 2005 ở mức 6%, bằng mức trước

khủng hoảng. Để tạo đà tăng trưởng ổn định, Chính phủ đã cam kết tạo một môi trường thuận lợi cho đầu tư và giảm thâm hụt ngân sách xuống dưới 1% GDP.

Lạm phát: tiền tệ cơ sở được kiểm soát tốt. Trong năm 2004, Ngân

hàng Trung ương đã kiểm soát lạm phát ở mức 6,4% và vẫn nằm trong giới hạn

mục tiêu là 5,5% +/- 1%.

Cán cân thanh tốn: Tình hình cán cân thanh toán của Indonesia năm

2004 tiếp tục được cải thiện. Tài khoản vãng lai thặng dư ở mức kỷ lục nhờ tăng xuất khẩu. Tài khoản vốn năm 2004 cũng đạt mức thặng dư nhờ dòng vốn đổ vào

26

của khu vực tư nhân. Nhìn chung, cán cân thanh tốn năm 2004 đạt mức thặng dư và dự trữ ngoại hối tăng lên 36,3 tỷ USD.

Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái của đồng Rupiah tương đối ổn định,

nhất là sáu tháng cuối năm, đứng ở mức 8.940 Rupiah/1 USD, giảm 3,9% so với năm 2003.

Nợ nước ngoài: Nợ nước ngồi có xu hướng tăng từ 69,4 tỷ USD

năm 2001, lên 74,5 tỷ USD năm 2002 và 80,9 tỷ USD năm 2003. Năm 2004, nợ

giảm xuống còn 80,7 tỷ USD (tương đương 31,3% GDP) do chính phủ trả được một ít nợ và một phần do USD mất giá.

Triển vọng trung hạn: Các điều kiện kinh tế vĩ mô giai đoạn 2004-

2009 được dự đoán là thuận lợi nhờ chiến lược và các chính sách phát triển của

Chính phủ, cũng như việc cải cách thị trường trong nước. Trên cơ sở triển vọng kinh tế toàn cầu và tình hình trong nước, tăng trưởng kinh tế Indonesia được kỳ vọng sẽ tiếp tục ở mức cao, từ 5,5%/năm trong năm 2005 lên 7,6%/năm trong năm 2009 (trung bình 6,6% cho cả giai đoạn).

Đợt phát hành trái phiếu quốc tế của Indonesia tháng 03/2004

Tận dụng tình hình lãi suất thấp và nhu cầu cao của các nhà đầu tư cho các trái phiếu chính phủ có mức lãi suất hấp dẫn, tháng 03/2004, Chính phủ Indonesia phát hành ra thị trường vốn quốc tế 1 tỷ USD trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm.

Đây là đợt phát hành trái phiếu đầu tiên của Chính phủ Indonesia ra thị trường vốn

quốc tế kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Mục đích của đợt phát hành chủ yếu là tài trợ cho các chương trình phát triển trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế, đặc biệt là tăng cường sự quản lý đối với các tập đồn cơng ty.

Khởi đầu cho việc quảng bá kế hoạch phát hành là “roadshow” ở Hồng Kơng

trong đó Bộ trưởng tài chính Indonesia, ơng Boediono, đã gặp gỡ và trao đổi với các nhà đầu tư tiềm năng tại Hồng Kông. Roadshow sau đó được mở rộng đến

27

Trái phiếu Indonesia đã được các nhà đầu tư nồng nhiệt chào đón do

Indonesia là một trong số các quốc gia hiếm khi phát hành trái phiếu quốc tế và nền tảng kinh tế của Indonesia đã được cải thiện đáng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài

chính năm 1997-1998 làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu.

Kết quả của đợt phát hành:

Đợt phát hành được đánh giá là khá thành công với lãi suất trái phiếu 6,75%,

thấp hơn so với mức lãi suất trái phiếu đã được phát hành trước đó của Pakistan và Philippine trong khi Indonesia có mức đánh giá tín nhiệm bằng với Pakistan và thấp

hơn 3 bậc so với Philippine. Nguyên nhân chủ yếu được cho là Indonesia đã chọn

đúng thời điểm phát hành khi mà các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong đều có lợi cho

họ, cụ thể là:

Tình hình kinh tế ổn định: Thâm hụt tài chính thu hẹp, giảm lạm

phát và cán cân thanh toán được cải thiện đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài trong đợt chào bán trái phiếu quốc tế của Indonesia.

Đánh giá tín nhiệm được nâng lên: Tổ chức đánh giá tín nhiệm tồn

cầu Standard & Poor đã nâng xếp hạng tín nhiệm của Indonesia hai lần từ CCC+ lên B, Moody có mức đánh giá là B2 và Fitch Ratings là B+.

Nhu cầu đa dạng hóa danh mục của các nhà đầu tư đối với trái

phiếu chính phủ bên cạnh trái phiếu của Philippine, quốc gia phát hành trái phiếu chính phủ năng động nhất trong khu vực các quốc gia đang nổi của Châu Á.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện việc phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)