CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB
3.3 Phân tích những hạn chế làm giảm hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản
3.3.2.1 Đầu tư dàn trải
Giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo sự lan tỏa trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhưng đầu tư từ NSNN của địa phương lại đang diễn ra rất dàn trải, phân bổ vốn chậm và sai nội dung, các dự án nhóm B, C năm sau lớn hơn năm trước là một điểm yếu, lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Việc quy hoạch không đồng bộ, bố trí vốn phân tán, dàn trải sẽ dẫn tới lãng phí lớn vì khối lượng thi cơng dở dang nhiều, cơng trình chậm đưa vào sử dụng. Đặc biệt, tiến độ giải ngân các dự án chưa đạt kế hoạch đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chung của nền kinh tế. Đơn cử như việc quy hoạch phát
triển thủy điện trên địa bàn tỉnh, bên cạnh cơng trình thủy điện Bn Kốp có quy mơ lớn
đã đi vào hoạt động từ đầu năm 2009, tồn tỉnh có 9 cơng trình thủy điện đã phê duyệt báo cáo đầu tư, đang trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật chuẩn bị khởi công vào cuối năm 2010 đầu năm 2011 và 12 cơng trình đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư; trong đó có
nhiều cơng trình có cơng suất thiết kế quá nhỏ. Từ thực tế phát triển thủy điện ở địa
phương đã cho thấy chất lượng quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh chưa đảm bảo, chưa đáng giá cao, khảo sát hết tiềm năng thủy điện; thậm chí cịn bộc lộ sự
thiếu nhất quán trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch. Theo quy hoạch, để phát huy tiềm năng thế mạnh về địa hình của tỉnh, tồn tỉnh có 45 thủy điện vừa và nhỏ, trong
đó có q nhiều thủy điện nhỏ, cơng suất dưới 10MW (cá biệt có cơng trình dưới 1MW).
Ngồi ra, sự phối hợp trong quy hoạch hệ thống thủy điện với quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương chưa phối hợp chặt chẽ và đồng bộ.
Quy hoạch, kế hoạch khơng tính đến hiệu quả, đầu tư dàn trải là nguyên nhân khiến nợ đọng vốn xây dựng cơ bản cao trong những năm gần đây, nơi nào có nhiều dự
án đầu tư thì số nợ càng lớn. Hậu quả là nhiều dự án đều không đủ vốn để hoàn thành,
dang dở kéo dài, cơng trình khơng phát huy tác dụng. Sau một thời gian, phần cơng trình thi cơng dở dang bị hư hỏng, phải làm lại, gây thất thốt và lãng phí vốn đầu tư.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thốt vốn là do các sở, ngành, địa phương, các Chủ đầu tư chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, thiếu kiểm tra,
đôn đốc khi thực hiện dự án.
Mặc khác thiếu kiên quyết trong cấp vốn đầu tư, chia nhỏ dự án cho các địa
phương hoặc tìm mọi cách để có dự án mà khơng tính tốn kỹ nguồn vốn, khả năng cân đối của địa phương. Nguyên nhân khách quan là những bất cập trong công tác quy hoạch.
Giữa quy hoạch không gian đô thị và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
chưa có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ.
Giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch chi tiết chưa nhất quán, các quy hoạch ít
được cơng bố cơng khai để mọi tổ chức, cá nhân biết và thực hiện. Do vậy, cịn có dự án
lập khơng đúng quy hoạch, hoặc chồng lấn quy hoạch. Giữa các cơ quan chuyên ngành
chưa phối hợp đồng bộ.
Một số cơ chế có sự thay đổi như cơ chế đầu tư xây dựng, cải tạo trường học, trước
đây thực hiện cơ chế xã hội hóa, nay Nhà nước bỏ cơ chế này, Ngân sách phải đầu tư toàn
bộ trong khi nguồn vốn hạn hẹp, đầu tư nhỏ giọt cũng là nguyên nhân dẫn đến nợ đọng, kéo dài tiến độ.
- Cơ chế Xin – Cho dẫn đến cơng trình ngồi quy hoạch, kế hoạch.
Trong quy trình xây dựng dự tốn NSNN hàng năm, ở địa phương vẫn cịn nặng nề
cơ chế Xin – Cho, chưa thật sự dựa vào nhu cầu đầu tư phát triển của từng địa phương để
xây dựng dự toán Ngân sách chi cho đầu tư phát triển. Cịn có những cơng trình, dự án chưa lập dự án đầu tư, chưa có kế hoạch đầu tư nhưng vẫn được bố trí vốn để thực hiện đầu tư. Trong khi đó, ở những địa phương khác, còn nhiều dự án vẫn đang chờ vốn để
thực hiện, dẫn đến tình trạng mất cân đối, bất hợp lý trong việc bố trí vốn đầu tư xây dựng
cơ bản ở các địa phương.
- Bất cập (mất cân đối) giữa khả năng Ngân sách và số lượng cơng trình.
Trong thực tiễn bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn NSNN trên địa
bàn trong thời gian qua vẫn chạy theo số lượng. Nhiều đơn vị khơng hề có kế hoạch trung và dài hạn trọng việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư cho dự án nên rất bị động. Các dự án khi
phê duyệt theo đề nghị của địa phương với đề xuất nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung
ương hoặc huy động một phần vốn trong dân nhưng sau đó lại đề nghị điều chỉnh về Ngân
sách địa phương, gây khó khăn cho tỉnh trong việc bố trí Ngân sách cấp bù. Điều này cũng dẫn đến kéo dài thời gian, tiến độ hoặc khơng thực hiện được dự án. Các khoản kinh phí bố trí chuẩn bị đầu tư bị lãng phí. Nhiều cơng trình được bố trí vốn nhưng thi công
khơng đạt tiến độ giải ngân hoặc hồn thành đi vào sử dụng, nhưng chậm quyết toán cũng
gây lãng phí vốn đầu tư.
Các huyện, thị xã chủ yếu vẫn chạy theo số lượng, mặc dù ở các địa phương đều có chủ trương bố trí vốn tập trung nhưng thực trạng đầu tư dàn trải vẫn phổ biến. Ở nhiều
nơi, kế hoạch bố trí vốn chỉ đáp ứng được 1/2 đến 1/3 dự toán được duyệt nên phải kéo
dài thời gian đầu tư. Do việc lập thủ tục đầu tư vội vàng, mang tính hình thức nhằm đạt chỉ tiêu của cấp trên giao dẫn đến cịn rất nhiều sai sót trong việc ban hành quyết định đầu
tư như: Quyết định đầu tư sai mục đích, vượt thẩm quyền, khơng phù hợp với thực tế, gây
lãng phí, thất thốt. Cộng với tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự bổ sung nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách cấp trên còn khá phổ biến; khả năng huy động các nguồn vốn khác để đầu tư các cơng trình thiết yếu cịn nhiều hạn chế.