Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể về cơ cấu đầu tư trên địa bàn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên dịa bàn tỉnh đắc lắk (Trang 88 - 89)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XDCB

4.3 Giải pháp của chính quyền địa phương

4.3.1 Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể về cơ cấu đầu tư trên địa bàn

Ưu tiên bố trí Ngân sách thỏa đáng cho công tác quy hoạch vùng, ngành; quy hoạch đô thị và điểm dân cư nông thôn; kết hợp chặt chẽ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng – an ninh, trên cơ sở quy hoạch tổng thể này. Gắn chặt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng với việc quy hoạch các khu dân

cư để ổn định phát triển. Sớm khắc phục tình trạng dân di cư tự do đến những vùng sâu,

vùng xa sinh sống, làm cho địa phương khó khăn trong việc thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chăm lo đời sống nhân dân.

Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành của tỉnh và phối hợp với các ngành của Trung ương đưa các nội dung quy hoạch vào kế hoạch 5 năm và hàng năm; chỉ đạo các

ngành, các cấp triển khai rà soát quy hoạch chi tiết như quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể huyện, đồng thời xây dựng kế hoạch phối hợp với các tỉnh bạn trong vùng. Tiếp tục cải cách hành chính theo tinh thần và phương hướng của quy hoạch tổng thể.

Giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch

(năm 2010, năm 2015, 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng

thời kỳ, điều chỉnh bổ sung lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Các địa phương, các ngành và lĩnh vực căn cứ vào quy hoạch tổng thể này để lập

quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho ngành, lĩnh vực và cho địa phương mình.

Tăng cường phối hợp giữa các ngành trong tỉnh, giữa tỉnh và các tỉnh khác như

giữa Đắk Lắk với thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai với tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và các tỉnh, thành phố khác trong quá trình phát triển, nhằm đảm bảo lựa chọn

hướng đi thích hợp với từng ngành, từng tỉnh, tránh được sự đầu tư tràn lan, chồng chéo,

trùng lắp, xác lập sự cân đối giữa cung và cầu, nâng cao hiệu quả đầu tư. Đồng thời tăng

cường sự phối hợp giữa tỉnh với các Bộ, ngành Trung ương từ khâu nghiên cứu, hình

thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, tỉnh và đảm bảo nguồn vốn, phương án cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo mội trường sinh thái và tái định

cư là giải pháp cần thiết trong thực hiện quy hoạch thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên dịa bàn tỉnh đắc lắk (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)