Hình 8 .2 Vị trí mục “Điều khoản” TOS của Facebook
8. Bố cục luận án
2.2.4 Chủ thể tham gia hợp đồng cấp quyền người dùng cuối
Như đã trình bày tại phần định nghĩa, EULA là thỏa thuận giữa chủ sở hữu sản phẩm (thường là phần mềm hoặc ứng dụng đi ện tử) và người mua sản phẩm nhằm thiết lập quyền của người mua được sử dụng một phần hoặc tồn bộ sản phẩm đó. Vì EULA là một loại của hợp đồng cấp quyền nên chúng ta có thể phân chia chủ thể của EULA ra thành hai chủ thể chính, là bên cấp quyền và bên nhận quyền.
a. Bên cấp quyền
Đối với hoạt đ ộng cấp quyền liên quan đ ến các đ ối tượng là chương trình phần mềm vi tính hoặc ứng dụng di động, bên cấp quyền là bên đang nắm giữ bản quyền, bằng sáng chế, hoặc có thể là bí mật kinh doanh trên đối tượng phần mềm hay ứng dụng đó.127
Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam128 quy định chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả;129 chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng; chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.130
Theo đó, (nh ững) người trực tiếp viết một chương trình hoặc làm ra một phần mềm/ứng dụng là (các) tác giả của chương trình đó. Trong trường hợp các tác giả này tự bỏ tiền và công sức ra để sáng tạo, phát triển và trực tiếp bán cho người dùng, thì chính họ là các chủ sở hữu của sản phẩm, nắm giữ toàn bộ quyền tác giả
127Tập quyền sở hữu trí tuệ của một phần mềm bao gồm quyền tác giả (copyright), sáng chế (patent), và bí mật kinh doanh (trade secret).
128Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 (Sau đây gọi chung là “Luật Sở hữu trí
tuệ”).
129
Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 39.
130
bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản liên quan đ ến sản phẩm đó. 131 Tuy nhiên, đa ph ần các tác giả viết chương trình phần mềm chỉ là người làm thuê cho các cơng ty có nhu cầu sử dụng phần mềm hoặc các công ty lớn chuyên phát triển phần mềm, nhưng người có vốn lớn và cơ sở vật chất đầy đủ để phát triển một cách hoàn chỉnh các sản phẩm phần mềm hay ứng dụng trước khi đưa ra chào bán cho người dùng. Bất kỳ công ty nào giao kết hợp đồng với tác giả để sau khi hồn tất chương trình phần mềm theo u cầu, họ sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả (trong trường hợp đăng ký dưới hình thức sáng chế/bí mật kinh doanh thì sẽ là chủ sở hữu của bằng sáng chế/bí mật kinh doanh) của phần mềm, mặc dù quyền nhân thân có thể vẫn do tác giả nắm giữ. Bên cấp quyền trong các EULA đa ph ần chính là các cơng ty nắm giữ quyền sở hữu các chương trình phần mềm/ứng dụng.
b. Bên nhận quyền
Hợp đồng cấp quyền người dùng cuối chỉ rõ bên nhận quyền trong giao dịch này bắt buộc là các “người dùng cuối”. Theo Black’s Law Dictionary, người dùng
cuối (end user) là những “Cá nhân sử dụng một thành phẩm, là một sản phẩm, một
hệ thống, hoặc một quy trình. Đ ối lập với bên cấp quyền, quản lý, xây dựng và chuyển giao thành phẩm.”132 Khái niệm nhắc đ ến người dùng ám chỉ cá nhân (actual person), không phải bao hàm tổ chức hay công ty. Khái niệm người dùng
131Về phương diện pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quyền tác giả là quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng điều chỉnh rộng lớn nhất. Quyền nhân thân (liên quan chủ yếu đến các chuyên viên phân tích hệ thống và lập trình viên của phần mềm) bao gồm các quyền: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên trên tác phẩm,
được nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng, công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm... Quyền tài sản (của chủ sở hữu phần mềm, có thể là chính (nhóm) tác giả hoặc doanh nghiệp hay người đầu tư để phát triển phần mềm) gồm các quyền: làm tác phẩm phái sinh; sao chép; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao; truyền đ ạt tác phẩm đ ến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Xem thêm: Lê Nết, Quyền Sở hữu trí tuệ (tài liệu bài giảng), NXB. ĐHQG. Tp.HCM 2006, tr.48.
132 Nguyên văn “Actual person who uses a deliverable, be it a product or a system or a process. Contrasts to those who authorize, manage, build and deliver the deliverable.” Định nghĩa trên trang Black’s Law Dictionary online. Nguồn: https://thelawdictionary.org/end-user/ truy cập ngày 24/5/2018.
cuối này mang tính tương đồng như khái niệm người tiêu dùng được sử dụng phổ biến trong các quan hệ hợp đồng thông thường. Như vậy, người dùng cuối và người tiêu dùng có phải là hai khái niệm có thể đồng nhất hay khơng?
Trong công nghệ thông tin, thuật ngữ người dùng cuối được sử dụng để phân biệt người mà một sản phẩm phần cứng hoặc phần mềm được thiết kế từ các nhà phát triển, trình cài đặt và dịch vụ của sản phẩm. Thuật ngữ "cuối cùng" (end) xuất phát từ thực tế là hầu hết các công nghệ thông tin liên quan đến một chuỗi các thành phần sản phẩm được kết nối với nhau ở cuối đó là "người dùng". Thơng thường, các sản phẩm phức tạp đòi hỏi sự tham gia của những người dùng khác, chẳng hạn như trình cài đặt, quản trị viên và nhà đi ều hành hệ thống. Do đó, người dùng cuối là thuật ngữ phân biệt người dùng mà sản phẩm đư ợc thiết kế từ những người dùng khác, những người đang làm cho sản phẩm hoàn chỉnh để phục vụ người dùng cuối. Thông thường, thuật ngữ “người dùng” là đủ nghĩa để ám chỉ những cá nhân hay tổ chức sử dụng một phần mềm, chương trình ở trạng thái hồn chỉnh để phục vụ cho mục đích s ử dụng trực tiếp của mình.133Đứng trên quan đi ểm pháp lý, khái niệm người dùng cuối không được nhắc nhiều trong các văn bản pháp luật mà chỉ đề cập chủ yếu đến khái niệm người tiêu dùng.
Hầu hết, luật các quốc gia không thừa nhận khái niệm người tiêu dùng gắn với hoạt động có mục đích sản xuất, kinh doanh, hay nói cách khác, người tiêu dùng khơng bao gồm các cơng ty hay thương nhân, cho dù việc sử dụng sản phẩm đó có liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ hay không. Đi ều này là hợp lý, bởi lẽ cho dù mục đích sử dụng của sản phẩm của các cơng ty hay thương nhân là gì thì cũng sẽ dẫn đến mục tiêu cuối cùng là phục vụ cho hoạt động kinh doanh sinh lời, các chi phí đó có thể được hạch tốn thành giá bán, công ty hay thương nhân không phải là người phải gánh chịu những chi phí này. Vì vậy, các cơng ty cần phải được loại trừ khỏi khái niệm người tiêu dùng hay người dùng cuối.
133 Xem thêm tại các trang thông tin của Techtarget https://whatis.techtarget.com/definition/end-user, SAP https://experience.sap.com/basics/what-is-an-end-user/ truy cập ngày 24/5/2018.
Khái niệm người tiêu dùng thường đư ợc sử dụng chỉ để nhắm đ ến các đ ối tượng gắn với mục đích tiêu dùng cá nhân, gia đình, t ổ chức phi thương mại.Ở các nước châu Âu, khái niệm người tiêu dùng theo Chỉ thị của Châu Âu là bất kỳ cá nhân nào mua hàng theo hợp đồng mà mục tiêu của hợp đồng không liên quan đến thương mại, kinh doanh hay nghề nghiệp.134 Trong khi đó luật liên bang và tiểu ban liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng của Hoa Kỳ dẫn chiếu người tiêu dùng phải được hiểu là “là cá nhân tham gia giao dịch với mục đích ch ủ yếu vì nhu cầu cá nhân hoặc sinh hoạt hộ gia đình”135, tương tự với khái niệm người dùng cuối đã đề cập tại từ điển Black’s Law.Trong pháp luật Việt Nam, chúng ta cũng khơng có định nghĩa người dùng cuối mà chỉ có khái niệm về người tiêu dùng tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010. Theo đó, “Ngư ời tiêu dùng là
người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá
nhân, gia đình, t ổ chức”. Trong khái niệm này, luật Việt Nam không nhấn mạnh chủ thể tiêu dùng là tổ chức mà chỉ nói đến “cá nhân” mặc dù mục đích có thể phục vụ cho một hoặc một nhóm người. Như vậy, về mặt nội hàm, thuật ngữ người tiêu dùng có thể được sử dụng để chỉ chung cho người dùng cuối trong mọi quan hệ giao dịch bao gồm cả quan hệ EULA.
Tóm lại, từ những so sánh và phân tích bên trên, bên nhận quyền trong quan hệ EULA nên được xác định là “cá nhân sử dụng phần mềm, chương trình vi tính, ứng dụng di động (hoặc các sản phẩm tương tự) ở trạng thái hồn chỉnh nhất, nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và mục đích cá nhân trực tiếp phi thương mại.” Người dùng cuối ở đây có thể được hiểu chính là người tiêu dùng cá nhân, khơng tính đến các tổ chức vì liên quan đến trách nhiệm và thông tin được khai thác của EULA gắn liền trực tiếp đến cá nhân sẽ phân tích ở các phần sau.
134Trang thơng tin pháp luật cơng thương, Pháp nhân có được coi là người tiêu dùng trong pháp luật các nước trên
thế giới, nguồn: http://legal.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_ id=9&news_id=656 truy cập ngày
24/5/2018.