6. Kết cấu của đề tài
1.3 QUẢN LÝ THUẾ VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ
1.3.4.2 Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế
Một là, tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở không
ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, số thu thuế hàng năm chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số thu của NSNN. Vì vậy, làm tốt cơng tác quản lý thuế sẽ có tác dụng lớn trong việc tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN.
Mặt khác, các chính sách thuế trực tiếp hay gián tiếp đều có tác động đến thu nhập của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Qua đó tác động đến quá trình phát triển kinh tế, cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trong tương lai để tăng trưởng và ổn định số thu của NSNN trong tương lai, trong công tác quản lý thuế cũng cần duy trì và phát triển các cở sở tạo ra nguồn thu thuế.
Hai là, phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế. Vai trò của thuế mang
tính tồn diện trên nhiều lĩnh vực. Xong, những vai trị đó khơng mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.
Ba là, tăng cường ý thực chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế dân cư.
Trong cơ chế kinh tế thị trường, NN thông qua công cụ luật pháp để thực hiện sự tác động vào nền kinh tế và dân cư có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nền kinh tế. Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao.
Bốn là, tăng cường hiệu quả, cách thức tổ chức quản lý và năng lực điều hành của
cơ quan quản lý thu thuế. Việc nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế cũng đồng nghĩa với việc quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức kinh tế, người nộp thuế cũng như cơ quan NN chịu trách nhiệm quản lý, tính rõ ràng, minh nạch trong các quy định pháp lý
giúp cho quy trình quản lý thu được điều hành một cách hiệu quả, chuyên nghiệp và thông suốt.