Đánh giá một số kết quả xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 85)

2.3. THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NHTM

2.3.6. Đánh giá một số kết quả xử lý nợ xấu

Qua 05 biện pháp xử lý nợ xấu trên thì tính đến 30/09/2012, các biện pháp xử lý nợ thơng qua thị trường mua bán nợ chưa thực sự đạt được kết quả mong muốn khi thị trường mua bán nợ chưa phát triển và thị trường chứng khoán chưa khởi sắc.

Xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản thế chấp: Kết quả của biện pháp này còn chậm do các nguyên nhân về sự trầm lắng của thị trường BĐS và các thủ tục xử lý nợ theo quy định của pháp luật còn chưa thực sự giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ.

Bảng 10: Kết quả xử lý nợ xấu đến ngày 30/09/2012 (ĐVT: Tỷ VND)

Giải pháp Kết quả

1. Cơ cấu lại 252.000

2. Trích lập dự phịng 75.000

3. Đã xử lý rủi ro 12.000

Tổng cộng 339.000

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ website của NHNN tại: http://www.sbv.gov.vn.

Xử lý nợ xấu bằng nguồn xử lý rủi ro: Theo số liệu Thống đốc công bố, bản thân các TCTD dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNN đã trích lập dự phịng rất tốt, từ đầu năm đến nay hệ thống ngân hàng đã trích lập dự phịng mới tăng 14.000 tỷ đồng, đưa tổng số dư trích lập dự phịng rủi ro đến nay (cả chung và riêng xấp xỉ 75.000 tỷ đồng), các TCTD đã xử lý được 12.000 tỷ đồng nợ xấu từ nguồn trích lập dự phịng rủi ro của mình.

Xử lý nợ xấu thơng qua cơ cấu lại các khoản nợ hoặc giãn nợ: Trong tháng 4/2012 vừa qua NHNN đã ban hành văn bản 780 về cơ cấu nợ cho Doanh nghiệp và đã đem lại kết quả là đến đến 30/06/2012 tổng số nợ cơ cấu lại chỉ khoảng hơn 36.000 tỷ thì đến 30/09/2012, số nợ được cơ cấu lại lên đến 252.000 tỷ đồng.

Xử lý nợ xấu bằng chuyển nợ xấu thành vốn góp, vốn cổ phần: Đây là một trong những biện pháp cuối cùng mà các NHTM áp dụng, đặc biệt là trong trường hợp Doanh nghiệp đã mất khả năng thanh tốn, tuy nhiên có thế mạnh và giá trị về thương hiệu và thị trường nên các NHTM, cùng với DATC đã tham gia vào tái cơ cấu lại Doanh nghiệp. Ngồi việc chuyển nợ thành vốn góp hoặc vốn cổ phần, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp cịn cần đến chính sách gia hạn, giãn nợ hoặc khoanh nợ…Một số doanh nghiệp đã được tái cơ cấu thơng qua hình thức này là: Cơng ty cổ phần thủy sản Bình An (Bianfishco) với tổng số nợ tại các NHTM xấp xỉ 1.000 tỷ đồng và Công ty Cổ phần thủy sản phương Nam với số dư nợ 1.600 tỷ đồng.

Qua kết quả xử lý nợ xấu như trên là khá tốt, tuy nhiên vấn đề đặt ra là số liệu nợ xấu thực tế đã xử lý được thông qua việc cơ cấu lại và XLRR là 264.000 tỷ đồng (xấp xỉ 10% tổng dư nợ), và nguồn quĩ DPRR cịn 63.000 tỷ đồng thì nợ xấu của hệ thống các NHTM vẫn ở mức 8,80%. Như vậy, số liệu nợ xấu phát sinh thực tế là khoảng 18,80% và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Do vậy cần có những giải pháp thiết thực và hiệu quả từ sự phối hợp đồng bộ giữa Chính phủ, NHNN và các bộ ngành có liên quan, NHTM và cả khách hàng thì mới giải quyết được vấn đề nợ xấu một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Trong chương II, người viết đã nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM Việt Nam chủ yếu từ giai đoạn 2005 – 2011 và đi sâu vào phân tích thực trạng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, từ đó tổng hợp được một số nguyên nhân phát sinh nợ xấu cũng như thực trạng xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM hiện nay.

Xử lý nợ xấu thông qua thị trường mua bán nợ; Xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản thế chấp thu hồi nợ; Xử lý nợ xấu bằng nguồn DPRR; Xử lý nợ xấu thông qua cơ cấu lại các khoản nợ hoặc giãn nợ; Xử lý nợ xấu bằng chuyển nợ xấu thành vốn góp, vốn cổ phần

Xác định nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu và phân tích thực trạng xử lý nợ xấu chính là tiền đề để người viết đưa ra các giải pháp trong Chương III.

Hiện nay chính phủ đang chỉ đạo mạnh mẽ các đề án tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của hệ thống NHTM và tái cấu trúc DNNN cho mục tiêu cuối cùng là cải cách nền kinh tế. Trong đó, xử lý nợ xấu thành cơng là một trong các mắt xích cực kỳ quan trọng trong mục tiêu củng cố thanh khoản – Xử lý nợ xấu – Tái cấu trúc tổ chức và hoạt động được xem là 01 trong 03 giai đoạn chính của tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM.

Thực tiễn cho thấy trung bình phải mất từ 3 – 5 năm để xử lý một khoản nợ do những vướng mắc trong cơ chế xử lý nợ. Chính vì vậy định hướng giải pháp chương III sẽ bao gồm các giải pháp mang tính định hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, các NHTM khơng thể tự mình xử lý khối lượng nợ xấu khổng lồ gần 100.000 tỷ đồng nếu khơng có các cơ chế chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, từ NHNN. Chính vì vậy người viết cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị từ thực trạng xử lý nợ xấu hiện nay.

Chương 3

GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CHO HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)