Thị phần huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT

2.1.4. Thị phần huy động vốn

Thị phần huy động vốn của các NHTM Nhà nước có xu hướng giảm xuống dần, từ 75% trong năm 2005 xuống chỉ còn xấp xỉ 50% trong hai năm 2010 – 2011. Trong khi đó thị phần của các NHTM Cổ phần đã tăng lên một cách mạnh mẽ từ chỉ 16% năm 2005 lến mức khoảng 30% trong ba năm từ 2007-2009. Và thống kê gần nhất là năm 2011, thị phần huy động vốn của khối NHTM cổ phần đã xấp xỉ với khối NHTM Nhà nước, khoảng 45% và 10% còn lại là khối các NHLD – NHNNg và các TCTD khác.

Bảng 4: Thị phần huy động vốn giai đoạn 2005 – 2011 (ĐVT: %)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

1. NHTM NN 75 69 59 60 59 49 44

2. NHTM CP 16 22 30 29 30 41 46

3. NHLD-NNg 8 8 9 9 9 7 8

4. TCTD khác 2 1 2 2 2 3 2

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), [27] và tổng hợp của tác giả.

Có nhiều yếu tố khác nữa tác động tới lựa chọn của người gửi tiền như: sự tin cậy, uy tín ngân hàng và những tiện ích mà ngân hàng đó cung cấp. Một ngân hàng có năng lực tài chính mạnh, thương hiệu uy tín, kinh doanh hiệu quả sẽ tạo được niềm tin; có mạng lưới rộng khắp và tính tương tác cao giữa các sản phẩm tiện ích sẽ tạo thêm nhiều giá trị gia tăng khác. Tuy nhiên, cũng phải kể đến việc lách trần lãi suất của một số NHTM Cổ phần dưới nhiều hình thức trong các năm 2010 – 2011 đã phần nào dịch chuyển thị phần huy động vốn trên thị trường.

Trong những năm tới, thị trường sẽ tiếp tục chứng kiến sự lớn mạnh và chi phối của nhóm NHTM cổ phần lớn, bên cạnh cơ hội tăng cường sức mạnh khi được cổ phần hóa ở nhóm quốc doanh. Riêng trong hoạt động huy động vốn, xu hướng dịch chuyển thị phần nói trên sẽ tiếp tục thể hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)