Tác động đến hoạt động của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 28)

1.2. NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.5.1. Tác động đến hoạt động của NHTM

i) Nợ xấu xuất hiện tức là ngân hàng không thu hồi đủ vốn bỏ ra cho vay, trong khi chi phí dự phịng tăng lên làm giảm lợi nhuận ngân hàng, giảm tích lũy để đầu tư mới. Nợ xấu gia tăng có khi còn làm cho ngân hàng thua lỗ do bị thâm hụt vào nguồn vốn cho vay.

Đến một lúc nào đó, ngân hàng khơng thể trả cho người gửi tiền khi đến hạn, ngân hàng sẽ lâm vào tình cảnh mất khả năng thanh tốn. Trước tình hình này, ngân hàng buộc phải đi vay tại các TCTD khác hoặc chịu sự can thiệp của NHNN, hoặc có thể đi đến phá sản.

(ii) Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tăng cao sẽ làm uy tín của ngân hàng giảm, dẫn đến việc thu hút nguồn vốn để phục vụ cho kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra, tỷ lệ nợ xấu cao còn hạn chế khả năng cho vay của ngân hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

(iii) Mặt khác, nợ xấu sẽ làm chậm q trình tuần hồn và chu chuyển vốn của các TCTD, giảm vòng quay vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Bên cạnh đó, mặc dù nhiều ngân hàng của Việt Nam đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR) trên 8% nhưng trên bình diện chung, tỷ lệ CAR này cũng rất khác nhau giữa các ngân hàng và nhóm ngân hàng. Quan trọng hơn, tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như hạch toán đúng dự phòng cho các khoản nợ xấu. Lý do là chất lượng tài sản suy giảm làm cho chi phí dự phòng gia tăng, làm ăn mòn lợi nhuận lũy kế và từ đó giảm vốn tự có.

Bảng 1: Mối quan hệ giữa Nhà nước, Ngân hàng và Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)