Phân tích nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 68)

2.2.2. Phân tích nợ xấu

2.2.2.4. Phân tích nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Theo kết quả điều tra tiền tệ của Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 “Đối

diện thách thức tái cơ cấu kinh tế” của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính

sách (VERP), tín dụng cho khu vực DNNN đến hết năm 2011 ước khoảng 490.000 tỷ đồng. Như vậy tương đương 18,85% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng. Theo đề án tái cấu trúc khu vực DNNN của Bộ Tài chính đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2012 thì tính đến tháng 9/2011 dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn đạt trên 415.000 tỷ đồng, tương đương gần 17% tổng dự nợ tín dụng tại các ngân hàng

Căn cứ vào các số liệu trên và theo tài liệu được trình bày tại Hội nghị đầu tư 2012 được tổ chức tại Tp. Hồ chí Minh ngày 16/08/2012, người viết tổng hợp lại các số liệu của NHNN cũng như số liệu tại hội nghị này đã cập nhật tình hình dư nợ theo đối tượng khách hàng đến hết 09/2012 như sau:

Bảng 9: Dư nợ theo đối tượng khách hàng đến 09/2012 (ĐVT: Tỷ VNĐ)

Đối tượng Dư nợ Tỷ trọng

1. DNNN 450.000 17,06

2. DNTN 1.581.500 59,96

3. Doanh nghiệp nông thôn 236.000 8,95

4. Hộ gia đình cá nhân 370.000 14,03

Tổng dư nợ 2.637.500 100,00

Qua bảng số liệu trên cho thấy tín dụng ngân hàng tại Việt Nam cũng tập trung rất mạnh vào khu vực doanh nghiệp, chiếm tới 2.021 ngàn tỉ đồng, chiếm hơn 77%. Trong khi đó, các doanh nghiệp khu vực nông thôn (bao gồm Hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã và Hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.) chỉ chiếm 231 ngàn tỉ đồng dư nợ của hệ thống ngân hàng (8,95%) và cá nhân, hộ gia đình chỉ chiếm 365 ngàn tỉ đồng (14,03%). Theo báo cáo trình Ủy ban thường vụ Quốc hội tháng 9/2012 thì “DNNN sử dụng

vốn tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng số nợ xấu”, theo tính tốn của người viết là

khoảng 162.100 tỷ đồng. Ngồi ra cịn có một số đánh giá phân tích của các chuyên gia kinh tế cho rằng nợ xấu của DNNN lên tới 200.000 tỷ đồng. Dư nợ của các thành phần kinh tế dân doanh và các đối tượng khác từ 81% - 83% tổng dư nợ toàn hệ thống và số nợ xấu chiếm khoảng 30% tổng nợ xấu, tương đương khoảng 70.000 tỷ đồng. Dư nợ của khu vực này hầu hết có tài sản bảo đảm nhưng tiến độ xử lý cũng rất chậm.

Ngun nhân chính khiến cho khu vực DNNN có nợ xấu nhiều là do khu vực này được hưởng những ưu đãi về tín dụng nên các DNNN có xu hướng sử dụng địn bẩy tài chính nhiều hơn các doanh nghiệp khu vực khác. Bên cạnh đó một số NHTM thường coi các DNNN là đối tượng “có tóc”, nên việc thẩm định dự án, hồ sơ vay vốn thiếu chặt chẽ. Trong khi các DNNN biết mình có lợi thế đi vay vốn, nên họ sử dụng đồng vốn thiếu chặt chẽ, kém hiệu quả. Việc xử lý nợ xấu tại khu vực kinh tế này sẽ rất khó giải quyết vì dư nợ vay phần lớn là khơng có tài sản đảm bảo và nếu có thì cũng rất khó bán tài sản hoặc cổ phần nhà nước theo giá thị trường trong giai đoạn kinh tế suy thoái như hiện nay.

2.2.3. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)