Nguyên tắc về quản lý nợ xấu của Ủy ban Basel

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

1.2. NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.6.1. Nguyên tắc về quản lý nợ xấu của Ủy ban Basel

Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng là một Uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng được thành lập bởi một số Thống đốc Ngân hàng Trung ương vào năm 1975. Uỷ ban này bao gồm đại diện cao cấp của các cơ quan giám sát nghiệp vụ ngân hàng tại 10 quốc gia trên thế giới, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Canada, Thụy Điển và Bỉ.

Nếu ngân hàng khơng có những khoản nợ xấu thì đó khơng phải là hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy rủi ro tín dụng ln tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngồi tầm kiểm sốt của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận. Điều này có thể thực hiện được nhờ việc xây dựng một mô hình quản trị rủi ro

(QTRR) hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm sốt được. Ủy ban Basel đã đưa ra 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu của ủy ban Basel, đây là những định hướng trong việc xây dựng mơ hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

i) Xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp: Bao gồm 03 nguyên tắc ii) Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh: Bao gồm 04 nguyên tắc

iii) Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp: Bao gồm 10 ngun tắc.

1.2.6.2. Các mơ hình xử lý nợ xấu

Khi khối lượng nợ xấu gia tăng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế của hệ thống tài chính nói chung và bản thân TCTD nói riêng. Điều này đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải có những biện pháp thích hợp để xử lý nợ xấu, tùy vào đặc điểm của các quốc gia khác nhau mà có những mơ hình xử lý khác nhau. Nhìn chung, có hai mơ hình xử lý nợ xấu là:

(i) Mơ hình xử lý nợ phi tập trung: Các ngân hàng thường là đơn vị phù hợp trong

việc giải quyết nợ xấu hơn là các cơng ty quản lý tài sản tập trung vì các ngân hàng có dữ liệu về các khoản vay nợ và nắm chắc khách hàng của họ - những người đi vay. Việc để các ngân hàng tự giải quyết các khoản nợ xấu cũng là động lực tốt hơn cho các ngân hàng trong việc tối đa hoá giá trị thu hồi từ các khoản nợ xấu và tránh được những khoản lỗ trong tương lai nhờ qui trình thẩm định và giám sát các khoản vay. Ngoài ra để các ngân hàng tự giải quyết các khoản nợ xấu cũng tạo điều kiện cho các ngân hàng khi thực hiện các khoản vay mới có xét đến việc cơ cấu lại nợ. Trong mơ hình này các ngân hàng sẽ đóng vai trị chính trong q trình xử lý nợ bằng việc lọc ra bộ phận xử lý rủi ro tài chính các ngân hàng. Bộ phận này có trách nhiệm chính xử lý các khoản nợ xấu được chuyển giao từ phịng tín dụng. Với nhiệm vụ chính là phân tích nguyên nhân, đề xuất và xây dựng phương án xử lý các

khoản nợ xấu, xử lý các khoản nợ xấu được phân loại, quản lý hồ sơ đã được xử lý và thu hồi, xác định khách hàng khả năng tận thu để giảm thấp rủi ro.

(ii) Mơ hình xử lý nợ tập trung: Mơ hình này cho phép tập trung được các nguồn lực

cần thiết cho quá trình tái cơ cấu nợ vào một đơn vị và do đó có thể thu hồi được giá trị lớn nhất có thể - đơn vị này chính là cơng ty quản lý tài sản tập trung. Nó tập trung việc sở hữu các tài sản thế chấp, do đó quản lý hiệu quả hơn và đặc biệt là các khoản nợ xấu được loại bỏ hồn tồn một cách nhanh chóng khỏi ngân hàng giúp các ngân hàng tập trung vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của họ. Đây chính là mơ hình xử lý nợ dựa trên việc thành lập ra các công ty mua bán nợ hoạt động độc lập chuyên xử lý các khoản nợ xấu gồm các hình thức sau:

- Công ty xử lý nợ quốc gia: Mơ hình này nhà nước sẽ đóng vai trị chính trong q

trình xử lý nợ. Cơ quan này có trách nhiệm chính trong việc xử lý tất cả các khoản nợ xấu của nền kinh tế được giao từ tổ chức tài chính.

- Cơng ty quản lý và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng (Asset Management Company - AMC) với mục tiêu xử lý các khoản nợ theo ủy thác của ngân hàng.

Ngồi ra cịn có các cơng ty tư nhân đứng ra các công ty xử lý nợ với mục tiêu kinh doanh mua bán nợ thu lợi nhuận là chính.

1.2.6.3. Các biện pháp xử lý nợ xấu

Cho dù áp dụng mơ hình xử lý nợ xấu nào thì biện pháp xử lý nợ xấu vẫn xoay quanh hai hướng chính là: khai thác và thanh lý.

(i) Hướng khai thác: Là việc áp dụng các biện pháp không dựa vào các công cụ

pháp luật để thu nợ khách hàng. Biện pháp này được dùng khi khách hàng lâm vào trạng thái nợ xấu do gặp rủi ro và có thái độ thỏa đáng với khoản nợ, tức thật thà và có ý chí trả nợ tốt. Tất nhiên là khách hàng vẫn cịn có khả năng về nguồn trả nợ, tài sản cịn có, quản lý cịn ở mức lành mạnh. Áp dụng giải pháp khai thác để xử lý nợ xấu có thể được hiểu như một chương trình phục hồi áp đặt lên người vay với sự cộng tác và thỏa thuận của họ. Nó có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau:

- Ngân hàng đưa ra các lời khuyên trên nhiều chủ đề nhằm tác động đến khả năng cải tạo và thu lợi tức của người vay như: Bán bớt tài sản, thực hiện một chương trình mở rộng sản xuất, định giá lại sản phẩm, thay đổi phương thức mua bán, tăng sản phẩm mới…

- Trong nhiều trường hợp, ngân hàng cịn có thể tăng cho vay để hỗ trợ phương án thu hồi tài sản, nhưng với biện pháp này cần chú ý các vấn đề như : Ngân hàng phải khẳng định được khoản vay bổ sung sẽ góp phần củng cố khả năng thanh tốn tồn bộ các khoản vay; Ngân hàng phải được bổ sung tài sản bảo đảm (TSBD); Khách hàng phải được kiểm tốn độc lập và có ý kiến dự đốn của chun gia về kế hoạch thu chi tiền mặt…

Ngồi ra, ngân hàng cũng có thể giúp khách hàng chuyển sang ngân hàng khác hay một chủ nợ khác nếu có yêu cầu bằng biện pháp bán nợ.

Trong các trường hợp: Bảo đảm tín dụng khơng đủ, giá trị bảo đảm tài sản giảm, thỏa thuận vay nợ có sơ hở, khách hàng bất hợp tác hồn tồn…Lúc này ngân hàng rơi vào vị trí yếu hơn, tiến thối lưỡng nan vì nếu đưa khách hàng vào sự can thiệp của pháp lý thì số tiền thu được so với chi phí tịa án sẽ ít hiệu quả hơn, nhiều lúc chưa biết có thu hồi được phần nào khơng…Trong trường hợp này ngân hàng chỉ còn cách thỏa hiệp với khách hàng, khi đó ngân hàng có thể: Được thanh tốn một phần nợ đã được thỏa thuận, trong khi tòa án chưa biết kết quả thế nào; Giải phóng thời gian để tập trung vào cơng việc khác; Tránh được dư luận khơng có lợi trong chiến lược khách hàng.

- Gia hạn thời gian xử lý: ngân hàng có thể dùng biện pháp này khi khách hàng có một hợp đồng mới đầy triển vọng sinh lời, nhưng bắt buộc các điều kiện: (1) Ngân hàng phải nắm chắc phải dành được phần lợi nhuận dự tính của hợp đồng; (2) Dịng tiền của khách hàng khơng bị rị rỉ sang chủ nợ khác và (3) Ngân hàng phải nắm giữ hợp đồng và tìm hiểu thiện chí của đối tác.

(ii) Hướng thanh lý: Là ép khách hàng tuân theo các điều khoản của hợp đồng tín

Việc thanh lý chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện được một vài hình thức khai thác nào đó nhưng khơng thành cơng, hoặc sau khi ngân hàng nhận thấy khách hàng khơng sẵn lịng chi trả, hay hành động lừa đảo – tình trạng vỡ nợ xảy ra.

Biện pháp này do dùng tới pháp luật nên thường xảy ra với các thủ tục pháp lý rắc rối. Nó có thể gồm:

- Biện pháp phát mãi TSBD: trong trường hợp việc thu nợ còn phụ thuộc vào xử lý TSBD thì cần đảm bảo rằng ngân hàng nắm trong tay tồn bộ hồ sơ có hiệu lực về các tài sản này.

- Biện pháp thanh lý doanh nghiệp: Với các khoản nợ không bảo đảm hoặc bảo đảm nhưng giá trị khơng cịn thì thanh lý doanh nghiệp được thực hiện dưới sự phán quyết của tòa án. Phán quyết này cho phép nắm giữ và bán tài sản của khách hàng với số lượng phù hợp với quyết định của tòa án. Nếu tài sản của khách hàng khơng đủ thì q trình này vơ hiệu lực.

- Biện pháp phá sản doanh nghiệp: Biện pháp này được áp dụng khi Doanh nghiệp thua lỗ kéo dài, khơng cịn khả năng phục hồi; Đã thực hiện các biện pháp tổ chức khai thác nhưng vẫn khơng thu hồi được nợ; Phân tích, đánh giá doanh nghiệp, tình hình hiện tại là khơng thể vãn hồi…Trong trường hợp này, Ngân hàng chủ động tổ chức họp hội đồng chủ nợ, kiến nghị giải thể, phá sản doanh nghiệp thu hồi nợ.

1.2.7. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới

1.2.7.1. Kinh nghiệm của các nước Châu Âu

Gần đây, một số ngân hàng lớn của Mỹ (ví dụ như JPMorgan hay Bank of America) đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền.

Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn có thể trả tiền và “không bị ném ra khỏi nhà” (nếu dùng nhà để thế chấp cho khoản vay). Mặt khác, Mỹ và châu Âu cũng đã bơm tiền vào các ngân hàng, nhờ đó nhiều ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và TCTD nhỏ đang trên bờ vực phá sản. Hành vi thâu tóm và mua lại như vậy có thể giúp những chính

sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho khách hàng của ngân hàng nhỏ.

Đây là gợi ý rất tốt cho việc xử lý tình hình nợ xấu của ngân hàng Việt Nam. Nếu sắp tới nhiều ngân hàng gặp khó khăn do các khoản nợ xấu bắt nguồn từ doanh nghiệp kinh doanh BĐS và xuất khẩu, thì các ngân hàng ít gặp vấn đề hơn có thể mua lại các ngân hàng có vấn đề, đồng thời Nhà nước có thể tính đến giải pháp hỗ trợ thanh khoản và vốn cho ngân hàng còn khỏe mạnh.

Một giải pháp cũng có thể nghĩ đến là ngân hàng cho các khách hàng mới vay để mua lại các tài sản của khách hàng cũ với thời hạn vay dài hơn. Đương nhiên, khách hàng mới phải khỏe mạnh hơn khách hàng cũ.

1.2.7.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Hệ thống tài chính ngân hàng Trung Quốc có những đặc điểm tương tự như ở Việt Nam. Đó hệ thống tài chính chủ yếu bị chi phối bởi hệ thống ngân hàng. Theo ADB, đến cuối năm 2003, các NHTM quốc doanh, ngân hàng chính sách, NHTM cổ phần, NHTM đơ thị, NHTM nông thôn chiếm tới 82% tổng tài sản của hệ thống tài chính Trung Quốc. Thị phần 18% cịn lại được chia cho các hợp tác xã tín dụng (10%), các tổ chức tiền gửi bưu điện (3%) và các tổ chức phi ngân hàng như các cơng ty đầu tư, cơng ty tài chính và cho thuê tài chính chiếm 3%. Các tổ chức tài chính nước ngồi chỉ chiếm 2%. Trong đó, hệ thống ngân hàng bị chi phối bởi 4 NHTM quốc doanh lớn nhất: Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc. Các NHTM quốc doanh cũng cho vay tới 90% dư nợ của các công ty nhà nước và 70% dư nợ của các dư nợ của các dự án hạ tầng cơ sở đầu tư bằng ngân sách nhà nước.

Đến cuối năm 2001, Trung Quốc còn 174.000 DNNN, với tổng tài sản khoảng 2.032 tỷ USD, tổng nợ 1.186 tỷ USD, vốn chủ sở hữu 749 tỷ USD. Như vậy, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu là 158%. Trong đó, có 51,2% doanh nghiệp thua lỗ và tổng dư

nợ của các DNNN trong các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 75%. Nợ xấu của các NHTM quốc doanh Trung Quốc chủ yếu là ở các DNNN.

Các phương thức xử lý nợ xấu chủ yếu đã được Trung Quốc thực hiện trong thời gian qua:

(i) Tái cấu trúc các tổ chức tài chính trong nước: Thực trạng của các NHTM Trung

Quốc là thừa nhân sự và thiếu vốn. Do quá trình hoạt động trong môi trường kinh doanh gần như độc quyền đã dẫn đến sự kinh doanh thiếu năng động và kém hiệu quả của các ngân hàng này. Bộ máy nhân sự quá cồng kềnh, kém hiệu quả và các khoản vay thực tế chủ yếu dựa vào các mối quan hệ chính trị và xã hội hơn là kinh tế đã làm gia tăng các khoản nợ xấu của các NHTM. Vì vậy, PBC đã quyết định tái cấu trúc các các tổ chức tài chính trong nước.

Thực tế nỗ lực tái cấu trúc các NHTM và các công ty quốc doanh của Trung Quốc đã không đạt được hiệu quả cao và đã không xử lý triệt để được vấn đề nợ xấu của các NHTM và các cơng ty quốc doanh. Ngun nhân chính là do thiếu một chính sách hướng dẫn rõ ràng. Việc sát nhập, tiếp quản các NHTM bị phá sản vào các NHTM khác đã không giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu do bản thân các NHTM được chỉ định tiếp nhận các khoản nợ xấu này cũng đang phải loay hoay chưa giải quyết được các khoản nợ xấu của chính bản thân họ. Vì vậy, việc tiếp nhận thêm một lượng nhân sự thừa và một khoản nợ xấu khác đã làm trầm trọng thêm tình hình của các NHTM còn đang trụ được.

(ii) Bán trực tiếp khoản nợ xấu cho nhà ĐTNN: Một phương thức khác được Trung

Quốc áp dụng là bán trực tiếp các khoản nợ xấu cho các nhà ĐTNN. Tính đến tháng 8/2004, các NHTM và AMC Trung Quốc đã bán cho các nhà ĐTNN khối lượng nợ với mệnh giá khoảng 6 tỷ USD. Khối lượng nợ này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng số dư nợ quá hạn của các NHTM trong nước của Trung Quốc. Một trong những nguyên nhân chính là do các nhà ĐTNN gặp nhiều khó khăn khi mua các khoản nợ này khi phải thành lập công ty và hoạt động ngay tại Trung Quốc để điều

hành quỹ đầu tư. Chính điều này đã làm cho phương thức bán trực tiếp các khoản nợ cho nhà ĐTNN gặp nhiều hạn chế.

(iii) Chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu: Đến năm 1999, PBC đã thành lập 4 AMC.

Mỗi AMC có trách nhiệm xử lý nợ xấu cho một NHTM quốc doanh. Các công ty này chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, PBC và liên hệ chặt chẽ với NHTM quốc doanh. Trong phương thức chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu, do tổng VĐL của 4 AMC (5 tỷ USD) rất nhỏ so với tổng nợ xấu phải xử lý nên PBC sẽ bảo lãnh các trái phiếu do 4 công ty quản lý phát hành. Các công ty này sẽ sử dụng nguồn vốn từ việc phát hành trái phiếu và vốn vay từ PBC để mua cổ phần của các công ty quốc doanh được lựa chọn, thường là những cơng ty có những khoản nợ xấu đối với ngân hàng.

Phương thức này đã cải thiện tỷ lệ thu hồi nợ xấu của các AMC (Huarong 32,5%,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)