Tăng trưởng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 54)

2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NHTM VIỆT

2.1.5.1. Tăng trưởng tín dụng

Hoạt động tín dụng trong nền kinh tế có một mối quan hệ tương tác với vấn đề lạm phát, tín dụng tăng trưởng nóng là một ngun nhân dẫn đến lạm phát và khi tình trạng lạm phát trở nên quá đà sẽ dẫn đến trạng thái bất ổn của thị trường tiền tệ và tín dụng.

So với các nước trong khu vực, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cao hơn nhiều so với Indonesia (14,5%) và Thái Lan (7%). Đây là một trong những nhân tố đóng góp vào sự phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này, thể hiện qua tốc độ tăng GDP trung bình là 7,15%, đạt đỉnh 8,5% vào năm 2007. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng nóng cũng chính là một ngun nhân dẫn đến tình trạng bong bóng tài sản mà nhiều nước mới nổi như Việt Nam mắc phải khi nguồn vốn chảy vào các lĩnh vực có rủi ro cao như BĐS. Năm 2011, tăng trưởng tín dụng tồn hệ thống chỉ ở mức 12-13%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đã điều chỉnh là 15-16% và là mức thấp chưa từng có trong lịch sử phát triển ngành ngân hàng. Nếu so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng chỉ cao hơn 2 lần, trong khi tỷ lệ của các năm trước đây thường lên tới 5-6 lần. Trung bình tăng trưởng tín dụng 5 năm gần đây là 33% và 10 năm gần đây là 29,4%.

Thực tế diễn biến của thị trường tín dụng trong thời gian qua cho thấy: Khi tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế tăng cao, NHNN thực hiện quyết liệt các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt để chống lạm phát thì hoạt động tín dụng của các NHTM lập tức bị ảnh hưởng và đã có lúc rơi vào trạng thái căng thẳng, đình trệ.

Lãi suất cho vay tăng lên và vượt quá sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp, tình trạng nợ xấu có chiều hướng gia tăng.

12,00 37,53 25,43 53,89 31,10 31,19 25,44 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm

Đồ thị 3: Tăng trưởng tín dụng từ năm 2005-2011 (%)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Báo cáo thường niên (2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010), [27] và tổng hợp của tác giả.

Những tác động cơ bản của tình hình lạm phát đến hoạt động tín dụng Ngân hàng có thể khái quát lại như sau:

Thứ nhất: Lạm phát làm cho cả lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng

tăng cao, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của chính các Ngân hàng và của cả nền kinh tế.

Thứ hai: Lạm phát cao làm cho nguy cơ nợ xấu gia tăng, chất lượng tín dụng bị suy

- Khi xảy ra lạm phát, giá cả vật tư, hàng hố và các chi phí đầu vào của doanh nghiệp bị đẩy lên, kèm theo đó là lãi suất tiền vay Ngân hàng cao đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vay vốn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ tiền vay của doanh nghiệp đối với các Ngân hàng.

- Khi các Ngân hàng xiết chặt việc cho vay sẽ dẫn đến tình trạng nền kinh tế thiếu tính thanh khoản, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, mất khả năng thanh toán; nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng trước nguy cơ phá sản, đẩy gánh nặng nợ xấu về phía các Ngân hàng.

Thứ ba: Khi lạm phát xảy ra, chính sách tiền tệ được thắt chặt thì quy mơ và cơ cấu

của hoạt động tín dụng sẽ có nhiều biến động, cụ thể là:

- Tăng trưởng tín dụng bị hạn chế, chính sách tín dụng khắt khe hơn, một mặt là do phải thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, mặt khác là do huy động vốn gặp khó khăn, chi phí vốn tăng cao trong khi lại bị khống chế lãi suất đầu ra gây thua lỗ, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp không thuận lợi nên các Ngân hàng chủ động cắt giảm tín dụng để đáp ứng mục tiêu an toàn và thanh khoản.

- Khi đã bị hạn chế về tăng trưởng tín dụng và trong điều kiện nguồn vốn khó khăn, nên để đảm bảo an tồn và hiệu quả khi cho vay, các Ngân hàng đã phải điều chỉnh danh mục cho vay theo hướng tập trung vốn cho các lĩnh vực kinh tế có mức độ ổn định cao như lĩnh vực sản xuất, cho vay xuất khẩu …, hạn chế và cắt giảm cho vay vào các lĩnh vực chịu tác động lớn của lạm phát như chứng khoán, BĐS, tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)