Hoạt động đầu tư và cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

2.1.2 Lịch sử phát triển và kết quả một số hoạt động của Vietinbank –

2.1.2.2 Hoạt động đầu tư và cho vay

Từ năm 2005 Vietinbank cũng như Vietinbank – Chi nhánh TP . Hồ Chí Minh

đã từng bước thực hiện chiến lược chuyển dịch cơ cấu hoạt động trực tiếp sang kinh doanh dịch vụ - phù hợp với thông lệ quốc tế và hoạt động của ngân hàng hiện đại. Mặt khác, Vietinbank đã nhận thức rõ việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay và điều hành hoạt động tín dụng sát hơn với các quy định quốc tế cũng như các quy định của NHNN về quản trị rủi ro theo Basel II về phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro, đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động. Vietinbank đã nỗ lực xây dựng các hệ thống chính sách, quản lý và theo dõi, đảm bảo cho các khoản vay được kiểm sốt chặt chẽ, an tồn và hiệu quả với chiến lược là củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. Cũng trong năm 2005 Vietinbank đã xây dựng chiến lược cho vay, trong đó nêu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, vị trí, và lĩnh vực cần hướng tới. Khách hàng mục tiêu là các công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh và năng lực cao, còn khách hàng tiềm năng là các DNVVN (SMEs) và cá nhân. Thị trường mục tiêu là các thành phố lớn, các khu vực kinh tế có tiềm năng, các khu vực đô thị và khu công nghiệp đang phát triển. Các lĩnh vực, ngành nghề mục tiêu Vietinbank hướng tới bao gồm lĩnh vực công nghiệp, thương mại, và dịch vụ.

Đa dạng hoá danh mục tín dụng theo ngành và theo thành phần kinh tế cũng đã được Vietinbank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh chú trọng. Hiện nay tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với các ngành nơng, lâm, thuỷ sản đang có xu hướng giảm, trong khi đó, dư nợ tín dụng của ngành công nghiệp chế biến và sản xuất chiếm tỷ trọng chủ yếu. Ngoài ra, do địa bàn hoạt động của Chi nhánh tại TP.HCM có nhiều khu chế xuất, khu cơng nghiệp, nhiều tập đồn kinh tế nên thế mạnh của Chi nhánh là tập trung tín dụng vào các ngành hàng này. Năm 2004, khách hàng truyền thống của Chi nhánh chủ yếu là các DNNN (chiếm khoảng 45% dư nợ tín dụng) gồm nhiều doanh nghiệp Nhà nước địa phương. Tuy nhiên, năm 2005, các khoản tín dụng DNNN giảm cịn 38%, tín dụng đối với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên 46%. Xu thế này tiếp tục phát triển trong năm 2009, trong đó cho vay DNNN chỉ chiếm 23,57% tổng dư nợ, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm khoảng 50,19%, cá nhân và các loại khác chiếm 24,1%, phần còn lại là doanh nghiệp FDI.

Tính đến thời điểm 30/6/2010 hoạt động đầu tư và cho vay của Chi nhánh đạt 9.341 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2005 khi Chi nhánh bắt đầu hoạt động có lãi. Trong đó hoạt động đầu tư chiếm 175 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản tiền gửi thanh toán tại các TCTD và đầu tư vào Trái phiếu chính phủ. Hoạt động cho vay nền kinh tế đạt 9.165 tỷ đồng. Cụ thể:

- Cho vay ngắn hạn đạt 5.592 tỷ đồng, chiếm 61,01%. - Cho vay trung hạn đạt 884 tỷ đồng, chiếm 9,65%. - Cho vay dài hạn đạt 2.689 tỷ đồng, chiếm 29,34%.

Biểu đồ 2.3: Đơn vị: Tỷ đồng. 6.374 4.713 7.265 5.545 8.213 6.108 6.918 4.416 8.373 5.074 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 7.000 8.000 9.000 2005 2006 2007 2008 2009

DƯ NỢ CHO VAY TỪ 2005 - 2009

Tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietinbank – Chi nhánh TP.HCM

Năm 2009 cùng với việc tăng trưởng tín dụng đạt 99,6% kế hoạch do Vietinbank giao, Chi nhánh cũng đã thực hiện thành công việc phân loại, cơ cấu lại cơ sở khách hàng theo chiến lược của Hội đồng quản trị đề ra.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)