2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ
2.3.1.2 Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
Việc phân loại các khoản nợ ở Vietinbank nói chung và VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh nói riêng đều tuân theo quy định của NHNN, theo đó các khoản nợ được xếp vào 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ, và Nợ có khả năng mất vốn. Việc phân loại nợ theo khách hàng, mỗi khách hàng chỉ thuộc duy nhất một nhóm nợ (bao gồm cả các cam kết ngoại bảng) và tất cả các khoản nợ đều phải phân loại vào nhóm của khoản nợ có trạng thái nợ xấu nhất. Nguyên tắc trích dự phịng rủi ro là trừ giá trị tài sản đảm bảo. Hàng ngày, hệ thống tín dụng sẽ nhắc nhở các cán bộ tín dụng về các khoản nợ đến hạn các khoản nợ sắp đến hạn và các khoản nợ quá hạn. Cán bộ tín dụng sẽ liên hệ yêu cầu khách hàng thanh toán phần gốc và lãi đúng hạn cũng như đôn đốc khách hàng trả các khoản nợ quá hạn. Trong trường hợp khách hàng không trả được
nợ, hệ thống sẽ tự động chuyển khoản nợ sang loại thấp hơn theo quy định. Các khoản nợ thuộc nhóm Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn được coi là các khoản nợ xấu (NPL), Phòng Quản lý nợ có vấn đề quản lý, thường xuyên theo dõi, đề xuất trình Ban lãnh đạo các biện pháp xử lý thu hồi nợ. Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 bổ sung sửa đổi Quyết định 493, Vietinbank thực hiện trích lập dự phịng cụ thể và dự phịng chung cho từng nhóm nợ như sau, trong đó dự phịng cụ thể được trích lập trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm, dự phịng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong q trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể, và trong các trường hợp các tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Việc trích lập dự phịng rủi ro các khoản cho vay tại Chi nhánh được thực hiện theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Số tiền dự phịng cụ thể phải trích được tính theo cơng thức sau:
R = max { 0 , (A – C) } x r
Trong đó: R: Số tiền dự phịng cụ thể phải trích
A: Giá trị của khoản nợ C: Giá trị của tài sản đảm bảo r: Tỷ lệ trích lập dự phịng cụ thể
Ngồi các khoản dự phịng cụ thể, Chi nhánh cịn phải trích thêm dự phịng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Chi nhánh thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phịng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của qu ý trước. Riêng đối với qu ý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, Chi nhánh thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30/11.