Từ tháng 7/2009 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) chính thức ra mắt với tổng tài sản 240.388 tỷ đồng, vốn điều lệ là trên 11.252 tỷ đồng, trong đó, cổ đơng Nhà nước nắm giữ 89,23% và cổ đơng ngồi Nhà nước nắm 10,77%. Đây là nền tảng quan trọng của VietinBank trong tiến trình phát triển thành một Tập đồn Tài chính ngân hàng đa năng với 2 trụ cột chính là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Thời gian qua, VietinBank vẫn ln tích cực phát huy vai trò NHTM hàng đầu qua việc thực thi gương mẫu các giải pháp chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần đạt mục tiêu điều hành của Chính phủ và NHNN về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ nhưng vẫn đảm bảo hồn thành tốt những nhiệm vụ, mục tiêu riêng của VietinBank.
Năm 2009 là một năm tiếp tục có nhiều khó khăn và thách thức đối với nền kinh tế và hệ thống NHTM. Tuy nhiên, với sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên VietinBank đã vượt qua các khó khăn, thử thách để biến năm 2009 là một năm đạt kết quả và thành công to lớn. Các chỉ tiêu kinh doanh tài chính cao hơn năm trước, cụ thể: mạng lưới phát triển mạnh phủ kín 63 tỉnh thành; chất lượng quản lý, quản trị tài sản, quản lý vốn nâng cao. Đến 31/12/2009 vốn điều lệ của VietinBank là 11.252 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 243.785 tỷ đồng, tăng 26% so
với năm 2008. Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm chỉ còn 0,61% tổng dư nợ, lợi nhuận trước thuế đạt 3.373 tỷ đồng, vượt 30% so với kế hoạch đề ra.
Bảng 2.1: Các chỉ số tài chính chủ yếu Đơn vị: tỷ đồng.
Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2007
Tổng tài sản 243.785 193.590 166.113
Cho vay khách hàng 163.170 120.752 102.191
Vốn huy động 220.591 174.906 151.367
VTC/TSC rủi ro (CAR) 8,06% 12,02% 11,62%
Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank
Năm 2009 VietinBank tập trung vốn cho việc thúc đẩy tăng trưởng ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Ngoài ra do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu, phần vốn huy động từ cổ đông chiến lược nước ngồi gặp khó khăn nên VietinBank chưa tăng vốn điều lệ. Do đó Hệ số an tồn vốn (CAR) cuối năm 2009 giảm còn 8,06%, tuy ở mức thấp nhưng vẫn đáp ứng được theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về việc quy định tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro. VietinBank cũng đã có phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2010 và đã được NHNN chấp thuận về chủ trương. Việc tăng vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của VietinBank, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu mới của NHNN và từng bước tuân thủ theo các thông lệ quốc tế (Basel 2).
Nhận thức được tình hình kinh tế quốc tế, trong nước có nhiều biến động, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của VietinBank được cơ cấu lại theo nguyên tắc thị trường và điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, đặc biệt mở rộng cho vay các DNVVN, tư nhân, cá thể làm ăn hiệu quả. Đồng thời VietinBank đã chủ động trong quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, tuân thủ nghiêm các quy định trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã giảm mạnh từ 2,3% năm 2007 xuống còn 0,61% năm 2009. Đây là một thành công lớn trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank trong điều kiện nền kinh tế gặp quá nhiều khó khăn.
Biểu đồ 2.5: Đơn vị: %
NỢ XẤU CỦA VIETINBANK 2006-2009
1,40 2,30 1,81 0,61 0,00 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 2006 2007 2008 2009 Nợ xấu/Tổng dư nơ
Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank
Việc phân loại các khoản nợ ở Vietinbank tuân theo quy định của NHNN, theo đó các khoản nợ được xếp vào 5 nhóm: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ, và Nợ có khả năng mất vốn. Việc phân loại nợ theo khách hàng, mỗi khách hàng chỉ thuộc duy nhất một nhóm nợ (bao gồm cả các cam kết ngoại bảng) và tất cả các khoản nợ đều phải phân loại vào nhóm của khoản nợ có trạng thái nợ xấu nhất.
Bảng 2.2: Phân loại nợ cho vay của VietinBank Đơn vị: Triệu đồng
TT Nhóm nợ Dư nợ đến 31/12/2009 Tỷ lệ
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 160.509.665 0,9837
2 Nợ cần chú ý 1.660.011 0,0102
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 230.305 0,0014
4 Nợ nghi ngờ 332.955 0,0020
5 Nợ có khả năng mất vốn 437.549 0,0027
Nguồn: Báo cáo thường niên của VietinBank năm 2009
Tỷ lệ Nợ nhóm 2/Dư nợ cho vay của VietinBank cũng có xu hướng giảm dần từ 5,00% năm 2006 xuống còn 1,21% năm 2007, còn 1,15 % năm 2008 và năm 2009 chỉ còn 1,02%.
Trong giai đoạn 2006-2008, Tỷ lệ an toàn vốn Car của Vietinbank đã có sự cải thiện rõ rệt từ 5,18% năm 2006 lên 11,62% năm 2007 và 12,02% năm 2008. Tuy nhiên sang năm 2009 tỷ lệ này đã giảm còn 8,06% do tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu không theo kịp tốc độ tăng trưởng tài sản có. Cụ thể: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu năm 2007 đạt 88,8%, năm 2008 đạt 15,8%; năm 2009 tăng không đáng kể. Trong khi tốc độ tăng trưởng tài sản có năm 2007 đạt 22,6%, năm 2008 đạt 16,5%, năm 2009 đạt 25,93%. Đây là vấn đề mà VietinBank đã và đang tập trung cải thiện nhằm đáp ứng các yêu cầu của NHNN và thông lệ quốc tế.
Riêng đối với VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, Chi nhánh đã đưa ra các giải pháp tốt để đảm bảo an toàn trong cơng tác tín dụng: giảm dư nợ cho vay khu vực quốc doanh, tăng cho vay khu vực dân doanh, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Kết quả đến năm 2009 chất lượng tín dụng của Chi nhánh đã được nâng cao rõ rệt. Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng không đáng kể trên tổng dư nợ, thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu được VietinBank giao.
Bảng 2.3: Phân loại nợ của VietinBank – CN TP.HCM Đơn vị: đồng
TT Nhóm nợ Dư nợ thời điểm 31/12/2009 Tỷ lệ (%)
1 Nợ đủ tiêu chuẩn 8.340.515.358.984 99,61
2 Nợ cần chú ý 969.400.000 0,01
3 Nợ dưới tiêu chuẩn 3.612.000.000 0,04
4 Nợ nghi ngờ 14.636.000.000 0,18
5 Nợ có khả năng mất vốn 13.133.650.210 0,16
Tổng cộng: 8.372.866.409.194 100
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh TP.HCM
VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ-
NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNNN, đây là một bước tiến mới với cách phân nhóm nợ tiến gần với chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó Chi nhánh cịn tập trung chuyển dịch quy mơ tín dụng và cơ cấu tín dụng theo hướng an tồn, hiệu quả, bền vững. Tín dụng tập trung đầu tư vào các ngành hàng chủ lực của nền kinh tế, có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển và tài chính lành mạnh. Nhờ đó nợ xấu và nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng khơng đáng kể trên tổng dư nợ, và có xu hướng giảm rõ rệt theo thời gian.
Biểu đồ 2.6: Đơn vị: % NỢ XẤU CỦA VIETINBANK– CN TP.HCM 2006-2009 1,21 0,84 0,66 0,38 0,00 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20 1,40 2006 2007 2008 2009 Nợ xấu
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh TP.HCM
Với những chính sách đúng đắn và các biện pháp triển khai thực hiện hiệu quả cơng tác quản trị rủi ro tín dụng VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã đạt được thành công lớn trong kéo giảm tỷ lệ nợ xấu trong những năm qua. Bên cạnh đó Chi nhánh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển các dịch vụ năm sau luôn cao hơn năm trước, tạo tiền đề để phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả trong những năm tiếp theo.
Hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã ổn định, phát triển đúng định hướng an toàn, hiệu quả. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng, chấn chỉnh hoạt động tổ chức điều hành, phối hợp giữa các phòng ban nghiệp vụ góp phần đưa hoạt động kinh doanh phát triển đúng hướng
các trọng tâm (nguồn vốn, dịch vụ tăng trưởng và an tồn tín dụng). Chính vì vậy, hầu hết các lĩnh vực kinh doanh đều phát triển qua các năm, thực hiện được mục tiêu kinh doanh đề ra, giữ vững vị trí là ngân hàng mạnh trên địa bàn TP.HCM, đứng đầu trong hệ thống VietinBank, thể hiện qua các mặt: VietinBank – Chi nhánh