Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 44)

2.1.2 Lịch sử phát triển và kết quả một số hoạt động của Vietinbank –

2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Do hậu quả nặng nề của vụ án EPCO – Minh Phụng, mức lỗ trong hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh năm 1997 là 219 tỷ đồng và năm 1998 có mức lỗ cao nhất là 487 tỷ đồng, chủ yếu là khoản lãi phải trả cho các khoản nợ đọng từ vụ án để lại với số dư nợ gần 4.000 tỷ đồng. Kế hoạch đặt ra cho Chi nhánh là đến năm 2007 hòa vốn. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo điều hành sáng

suốt, quyết liệt của Ban Lãnh đạo, với các chính sách đúng đắn và hiệu quả, cùng với lòng nhiệt huyết, hăng say làm việc của CBCNV để khắc phục và vượt qua các khó khăn, Chi nhánh đã từng bước khắc phục lỗ có hiệu quả. Kết quả kinh doanh năm 1999 giảm lỗ 87 tỷ so với 1998; Năm 2000 giảm lỗ 113 tỷ so với 1999; Năm 2001 giảm lỗ 74 tỷ so với 2000; Năm 2002 giảm lỗ 34 tỷ so với 2001; Năm 2003 giảm lỗ 50 tỷ so với 2002; Năm 2004 giảm lỗ 111 tỷ so với 2003. Đến năm 2005 Chi nhánh đã có lãi 287,8 tỷ đồng, kết thúc thời kỳ dài Chi nhánh phải phấn đấu giảm lỗ dần qua từng năm.

Để đạt được kết quả đó Vietinbank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều giải pháp lớn như: Nỗ lực, kiên trì trong cơng tác đổi mới chỉ đạo, điều hành; Nhanh chóng củng cố bộ máy tổ chức, nâng cao năng lực quản lý điều hành của lãnh đạo các cấp; Tập trung chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả kinh doanh; Tăng cường công tác huy động vốn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu; Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng; Đa dạng hoá sản phẩm và chất lượng dịch vụ; Tập trung xử lý nợ tồn đọng; Tạo dựng niềm tin với đối với khách hàng và CBNV; Cụ thể hoá quy định chế độ thành quy trình nghiệp vụ; Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; chú trọng phát triển sản phẩm dịch vụ với nhiều tiện ích, nâng cao mối quan hệ hợp tác với khách hàng. Thực hiện tốt chính sách khách hàng, như chính sách lãi suất và phí dịch vụ cạnh tranh.

Biểu đồ 2.4: Đơn vị: Tỷ đồng. LỢI NHUẬN TỪ 2005 - 2009 398 350 288 410 397 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2005 2006 2007 2008 2009 Lợi nhuận

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh TP.HCM

Bắt đầu từ năm 2005 VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh ln là đơn vị đóng góp hiệu quả nhất cho lợi nhuận của hệ thống VietinBank. Năm 2007 là năm tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô lẫn lợi nhuận của hệ thống Vietinbank nói chung và VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh nói riêng. Sang năm 2008 các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng liên tiếp. Đầu tiên là nguy cơ lạm phát cao và chính sách tiền tệ thắt chặt tiền tệ vào quý 2 và quý 3. Tiếp theo là ảnh hưởng của đà suy thối kinh tế tồn cầu và sự nới lỏng tiền tệ quá nhanh trong quý 4. Hai đợt khủng hoảng này đều có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, tăng trưởng và rủi ro hệ thống của các ngân hàng. Cùng với sự biến động mạnh của thị trường tiền tệ là sự thay đổi lớn của cơ cấu nguồn vốn theo hướng kỳ hạn ngắn dần, luồng tiền vào ngân hàng bị tác động bởi nhiều yếu tố như lạm phát, suy giảm kinh tế, tỷ giá ngoại tệ, tâm lý... mang lại rủi ro thị trường cho các tổ chức tín dụng. Sự suy giảm liên tục của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản trong nước, ảnh hưởng xấu của nền kinh tế thế giới tạo ra nhiều sức ép và khó khăn cho doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng. Tuy nhiên VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã vượt qua các khó khăn, linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất, nhạy bén trong việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường và quan trọng nhất là việc tận dụng các hỗ trợ từ Chính phủ, cũng như NHNN. Nhờ vậy năm 2008 VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh vẫn đạt được mức lợi nhuận khả quan mặc dù thấp hơn so với năm 2007, nhưng so với bình diện chung với các NHTM trên địa bàn TP.HCM thì đây là một kết quả rất đáng khen ngợi.

Bước sang năm 2009 với gánh nặng từ cuộc khủng hoảng bên ngoài, gánh nặng từ trách nhiệm mà Chính phủ đặt lên các NHTM, với vai trị làm kênh dẫn xuất các chính sách tài khố, tiền tệ phục vụ tăng trưởng kinh tế, ưu tiên hàng đầu của Nhà nước trong bối cảnh suy thối chung tồn cầu. Điều này đặt ra nhiều cơ hội, nhưng sẽ có rủi ro nếu các NHTM khơng có một quy trình kiểm sốt chặt chẽ tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nhận thức được những khó khăn này, Vietinbank nói chung và VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh nói riêng đã thận trọng hơn với các khoản cho vay. Bên cạnh việc tích cực tham gia thực hiện gói hỗ trợ lãi suất kích cầu của Chính phủ, Chi nhánh cịn tìm mọi cách giảm rủi ro trong q trình

cho vay; đề phịng và miễn dịch với các dự án đầu tư, cho vay có nhiều khả năng phát sinh nợ xấu; tập trung vào các khoản mục sinh lợi tốt, khả năng hoàn vốn cao và có sự phát triển trong tương lai. Đồng thời, chủ động tăng tỷ lệ đóng góp vào lợi nhuận từ các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và dịch vụ phi tín dụng. Nhờ thế năm 2009, VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã vượt qua các khó khăn, hoạt động ổn định và lợi nhuận thu được đạt xấp xỉ 400 tỷ đồng, đứng đầu trong hệ thống VietinBank. Đạt được kết quả trên một phần không nhỏ là nhờ gói hỗ trợ lãi suất kích cầu, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục kế hoạch kinh doanh để thu hồi vốn trả nợ vay ngân hàng nhưng một phần quan trọng nữa chính là những nỗ lực vượt bậc của bản thân VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)