Vai trò và trách nhiệm của các đối tượng có liên quan đến hệ thống kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty xăng dầu khu vực II trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 32 - 36)

soát nội bộ

Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ phụ thuộc rất nhiều vào sự

tham gia và đóng góp của các đối tượng bên trong và bên ngoài đơn vị.

Đối với những đối tượng bên trong, họ có vai trò và trách nhiệm liên quan đến

hệ thống kiểm soát nội bộ như sau:

1.4.1. Hội đồng quản trị

Trong một công ty, Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động

nhưng trên họ còn có Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có trách nhiệm thay mặt

cho Đại hội đồng cổ đông để lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát toàn bộ hoạt động của

đơn vị. Các thành viên trong Hội đồng quản trị cần phải khách quan và có năng lực.

Họ phải hiểu biết các hoạt động và môi trường hoạt động của đơn vị, biết sắp xếp

thời gian cần thiết để hoàn thành được trách nhiệm của mình.

Trong nhiều trường hợp, do thiếu năng lực hoặc kinh nghiệm mà Ban giám

đốc có thể rơi vào tình trạng kiểm soát chồng chéo, hoặc khơng kiểm sốt được

những hoạt động diễn ra tại đơn vị. Trong một tình huống khác, Ban giám đốc có

thể khơng trung thực, cố tình xuyên tạc các kết quả hoạt động trong phạm vi trách

nhiệm và quyền hạn của mình để đạt được các mục tiêu cá nhân. Để tránh tình trạng

trên, một Hội đồng quản trị mạnh mẽ, năng động là phải biết kết hợp các kênh

thơng tin khác nhau để có thể nhận biết các vấn đề đó và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

1.4.2. Ban giám đốc

Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành tồn bộ hệ thống kiểm sốt nội bộ và

giải trình cho Hội đồng quản trị về những vấn đề thuộc trách nhiệm của họ. Hơn

hẳn các nhà quản lý khác, giám đốc điều hành phải tạo được "tiếng nói chung" vì nó sẽ ảnh hưởng, tác động đến tính chính trực và giá trị đạo đức cũng như các nhân tố

khác của mơi trường kiểm sốt. Trong những đơn vị có quy mơ lớn, giám đốc điều

hành thực thi nhiệm vụ này thông qua việc chỉ đạo các nhà quản lý cấp dưới (thí dụ

25

thực hiện để kiểm soát các hoạt động trong đơn vị của mình. Ngược lại, nhà quản lý

cấp dưới được giao nhiệm vụ thiết lập các chính sách và thủ tục kiểm soát cụ thể

hơn. Đối với những đơn vị có quy mơ nhỏ hơn, giám đốc điều hành sẽ chỉ đạo trực

tiếp mọi hoạt động trong đơn vị. Ngoài giám đốc điều hành, giám đốc tài chính,

hoặc các chức danh tương đương khác, cũng giữ vai trò quan trọng về mọi hoạt

động kiểm sốt có liên quan đến tình hình tài chính của đơn vị.

1.4.3. Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán viên nội bộ giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự hữu hiệu

của hệ thống kiểm soát nội bộ và góp phần giữ vững sự hữu hiệu này thông qua các dịch vụ mà họ cung cấp cho các bộ phận trong đơn vị.

1.4.4. Nhân viên

Suy cho cùng, kiểm soát nội bộ liên quan đến trách nhiệm của mọi thành viên trong một đơn vị. Thông qua các hoạt động hàng ngày, mọi thành viên đều sẽ tham gia vào các hoạt động kiểm soát ở những mức độ khác nhau, từ người trưởng phòng

phê duyệt nghiệp vụ bán chịu cho đến người thủ kho bảo quản hàng hóa theo các

chính sách của đơn vị. Hơn nữa, mọi thành viên đều nằm trong một hệ thống xử lý

thông tin được sử dụng để thực hiện các hoạt động trong đơn vị, từ việc ghi chép

ban đầu cho đến sự phản hồi hay báo cáo về những vấn đề rắc rối trong các hoạt động, việc không tuân thủ các quy tắc về đạo đức, vi phạm các chính sách hay có

hành vi phạm pháp mà họ đã nhận biết. Ngoài ra, khơng thể khơng kể đến sự đóng góp của các thành viên trong quá trình đánh giá rủi ro hay giám sát.

Ngoài những đối tượng bên trong nêu trên, một số đối tượng bên ngồi cũng

có những đóng góp nhất định đối với hệ thống kiểm sốt nội bộ nhằm giúp đơn vị

đạt được các mục tiêu đã được đề ra. Những đối tượng này gồm:

- Các kiểm tốn viên bên ngồi (như kiểm toán viên độc lập, kiểm toán viên

của nhà nước ...), thơng qua các cuộc kiểm tốn báo cáo tài chính hoặc kiểm toán tuân thủ sẽ phát hiện và cung cấp thông tin về những điểm yếu kém trong hệ thống

kiểm soát nội bộ nhằm giúp Ban giám đốc và Hội đồng quản trị nhận biết và chấn

26

- Các nhà lập pháp hoặc lập quy, họ ban hành những luật lệ hoặc quy định để

giúp đơn vị nhận thức và cố gắng thực hiện những hoạt động theo khuôn khổ của

pháp luật hoặc quy định.

- Các khách hàng và nhà cung cấp cũng có thể cung cấp những thơng tin hữu ích thơng qua các giao dịch với đơn vị.

- Những đối tượng khác ở bên ngoài đơn vị, cũng có những đóng góp nhất

định đối với hệ thống kiểm sốt nội bộ của đơn vị, bao gồm các nhà phân tích tài

27

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kiểm sốt nội bộ đóng vai trị rất to lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp

vì nó giúp cho các doanh nghiệp có thể vận hành hiệu quả hoạt động của mình để

đem lại mức doanh lợi cao nhất nhưng đồng thời kiểm soát, ngăn ngừa được rủi ro

có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của xã hội và các kỹ thuật hiện đại, rủi ro kinh doanh ngày càng phát sinh với mức độ đa dạng hơn, phức

tạp hơn cũng như các gian lận trong hoạt động kinh doanh cũng sẽ càng tinh vi

hơn sẽ dẫn đến những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và các cơng ty Xăng Dầu nói riêng. Do vậy, việc khơng ngừng phát triển và hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ ln là một vấn đề bức thiết cho các doanh nghiệp và các công ty xăng dầu nhằm mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh của đơn vị

mình. Dựa trên những nghiên cứu về lý luận ở chương 1, đề tài sẽ phân tích hệ

28

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CTY XĂNG DẦU KHU VỰC II TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty xăng dầu khu vực II trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 32 - 36)