2.2 THỰC TIỄN M&A GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.2.6 Những mặt hạn chế
Hoạt động M&A ở nước ta diễn ra có những đặc trưng riêng, nên cịn có rất nhiều những tồn tại cần được giải quyết:
Các thương vụ sáp nhập mua lại ở nước ta còn khá khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, hoạt động mua bán các NHTM trong nước diễn ra theo xu hướng là các ngân hàng lành mạnh trên đà phát triển hợp nhất hoặc sáp nhập mua lại tổ chức tín dụng đang có nguy cơ phá sản, hầu hết các giao dịch M&A đều do sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước chứ không phải là do tự nguyện.
Nhìn chung giá trị giao dịch cịn chưa cao, thông tin xung quanh các vụ giao dịch đều được bảo mật rất khó cho việc học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy, bản chất của các hoạt động M&A chỉ là giải pháp để cứu vãn các ngân hàng đang có tình hình tài chính kém lành mạnh, tránh sự đổ vỡ hệ thống ngân hàng theo mục tiêu củng cố, lành mạnh hóa các ngân hàng thương mại.
Chính vì các lý do của hoạt động M&A trên, mà thực tế sáp nhập, hợp nhất của các ngân hàng cũng đã diễn ra “đụng độ” nhiều mặt giữa các ngân hàng khi tiến hành hoạt động này.
- Về quyền lợi giữa các nhóm cổ đơng của ngân hàng sáp nhập và ngân hàng bị sáp nhập.
- Về vấn đề văn hóa, đó là mâu thuẫn rất lớn ở hầu hết trong các hoạt động M&A. Do khơng có sự hồ hợp giữa các nền văn hóa của các ngân hàng với nhau. Điều này phải cần đến khoảng thời gian khá lâu mới giải quyết được.
- Về hành lang pháp lý: hoạt động M&A còn khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung, và ở lĩnh vực ngân hàng nói riêng nên chưa có luật pháp chính thức điều chỉnh hoạt động M&A ở Việt Nam.
nghiệp, Luật chứng khoán và Quyết định 241/1998/QĐ-NHNN5, Thông tư 04 như đã được đề cập ở trên. Nhưng thực tế, hoạt động Ngân hàng đã có sự thay đổi lớn so với hơn 10 năm trước. Do đó, xét cụ thể văn bản dưới luật này chỉ đề cập và điều chỉnh việc mua lại của các chủ thể qua con đường mua lại tài sản mà chưa điều chỉnh việc mua lại của các chủ thể ngân hàng qua phương thức mua lại cổ phần của ngân hàng mục tiêu. Hiện Nhà nước đang khống chế tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nhưng trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều thay đổi về tỷ lệ sở hữu theo lộ trình hội nhập, việc sáp nhập mua lại, hợp nhất thông qua con đường sở hữu cổ phiếu phát hành sẽ là điều không thể tránh khỏi.
Đến nay, vẫn chưa có các giao dịch M&A giữa các ngân hàng hoạt động lành mạnh với nhau cũng như khơng có các hoạt động sáp nhập xuyên biên nên bản chất thực sự của hoạt động M&A vẫn chưa được khai thác triệt để đó là sự hợp lực, sự cộng hưởng về hoạt động tài chính, cơng nghệ, thị trường, nhân sự....giảm chi phí nhờ quy mô như là động lực giúp khai thác kinh tế một cách hiệu quả thị trường tài chính. Nguyên nhân là do nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa thực sự cho mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng TMCP trong nước còn thụ động, chưa hiểu biết hết các giao dịch M&A, cũng như thiếu kinh nghiệm, tư duy và tầm nhìn về hoạt động M&A đang diễn ra sôi nổi ở các nước trên thế giới.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã tập trung phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước và thực tiễn hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng diễn ra trên phạm vi quốc tế và ở Việt Nam để thấy hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng đang là một trong những giải pháp có hiệu quả trong việc góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM tại Việt Nam. Đánh giá những thành tựu đạt được và những mặt hạn chế của hoạt động này tại Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại nhằm tăng cường tính cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam.
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM