Các ngân hàng nhỏ sẽ “bắt tay” với các ngân hàng nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)

3.1 XU HƢỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NHTM QUA

3.1.2.1 Các ngân hàng nhỏ sẽ “bắt tay” với các ngân hàng nhỏ

Các ngân hàng nhỏ ở đây, người viết ngầm cho rằng có vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện nay, nước ta vẫn cịn có khoảng 17 NHTMCP có mức vốn điều lệ dưới 3.000 tỷ đồng, trong số 37 ngân hàng TMCP trong cả nước. Các ngân hàng nhỏ ở Việt Nam vẫn cịn tồn tại và phát triển bởi lẽ nó có thị trường riêng, những phân khúc thị trường mà các ngân hàng lớn hơn và các ngân hàng khác bỏ qua hoặc chưa có điều kiện đáp ứng được. Sự tồn tại của các ngân hàng nhỏ là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng cũng như khai thác triệt để các khe hở của thị trường.

Tuy nhiên, với điều kiện nền kinh tế có nhiều bất ổn như hiện nay, các ngân hàng nhỏ đã bắt đầu bộc lộ những lúng túng trong cách quản trị điều hành và những yếu kém trong vấn đề thanh khoản. Để nâng cao năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh buộc các ngân hàng phải nghĩ đến việc liên kết thành một khối.

+ Hình thức liên kết, sáp nhập các ngân hàng nhỏ có thể đƣợc thực hiện nhƣ sau:

- Thành lập các liên hiệp ngân hàng gồm 3 - 5 ngân hàng nhỏ: vẫn duy trì tư cách pháp nhân riêng của từng ngân hàng, chỉ thành lập hội đồng tín dụng thống nhất, chính sách tín dụng thống nhất, đường lối chiến lược thống nhất, sáp nhập các

bộ phận dịch vụ, hệ thống thanh tốn thẻ, tiếp thị, quảng cáo, thơng tin……

- Sau giai đoạn đầu, khi các ngân hàng đạt đến mức độ “hòa hợp” các ngân hàng sẽ tiến tới sáp nhập hoàn toàn thành một khối thống nhất hình thành một pháp nhân mới.

- Ưu điểm: Các ngân hàng nhỏ có chiến lược kinh doanh, phương pháp quản lý tương đồng, đối tượng khách hàng có đặc điểm giống nhau…ban đầu có sự liên kết sẽ cho phép các ngân hàng nhỏ vẫn tiếp tục tự chủ phát huy thế mạnh của mình bằng cách khai thác đối tượng khách hàng truyền thống đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và đa dạng hóa sản phẩm bằng cách liên minh, liên kết với các ngân hàng nhỏ khác. Sau một thời gian, các ngân hàng nhỏ tiến hành sáp nhập thành một pháp nhân mới sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và tránh tình trạng “cú sốc” văn hóa giữa các ngân hàng với nhau.

- Những khó khăn khi thực hiện:

Mơ hình này sẽ khó thực hiện bởi tâm lý sợ sự thay đổi của các nhà quản trị ngân hàng và vì vấn đề phân chia lợi ích khi liên kết với các ngân hàng nhỏ cùng cấp.

Các ngân hàng nhỏ sáp nhập với nhau khơng có yếu tố “cú hích kỹ thuật” từ các ngân hàng lớn hơn, do các ngân hàng nhỏ cơ sở kỹ thuật như nhau và khơng có điểm nổi trội nên phải tốn thời gian và chi phí cho hoạt động R&D và tìm chiến lược kinh doanh mới, quản lý mới cho ngân hàng sau sáp nhập.

+ Giá trị cộng hưởng sau giao dịch M&A:

- Giá trị cộng hưởng hoạt động: lợi thế kinh tế nhờ quy mô, tiết kiệm được chi phí do loại trừ được những yếu tố trùng lắp như giảm bớt số lượng các chi nhánh, nhân sự, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ.

- Giá trị cộng hưởng tài chính: Tăng cường tính thanh khoản do tăng vốn điều lệ, nguồn huy động, và đặc biệt là năng lực cho vay các dự án lớn, góp vốn mua cổ phần vào các doanh nghiệp, đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới mà vẫn đảm bảo theo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)