Vấn đề lựa chọn đối tác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 84 - 85)

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.2.3.1 Vấn đề lựa chọn đối tác

Trong hoạt động M&A việc lựa chọn đối tác để thực hiện là một trong những yếu tố cốt lõi nhất của hoạt động này. Tùy vào mục tiêu của ngân hàng thu mua để từ đó có thể lựa chọn, tìm kiếm đối tác thực hiện sáp nhập và mua lại cho phù hợp, muốn vậy các NHTM trong nước cần phải chuẩn bị trước về các kỹ năng, kỹ thuật, những kiến thức trong hoạt động M&A.

Bản thân Ngân hàng thu mua phải tự đánh giá năng lực và tiềm lực để mua lại ngân hàng khác hay không. Nếu đủ điều kiện trên, thì mục tiêu của việc thực hiện

hoạt động này là gì ( tìm kiếm thị trường, tiết kiệm chi phí qua việc tận dụng lợi thế thương mại, tăng quy mô vốn, tái cấu trúc lại tài sản, phân tán rủi ro, hay động cơ về thuế……). Việc thực hiện mục tiêu trên có nhiều cách, vậy việc mua lại hoặc sáp nhập vào ngân hàng khác có phải là giải pháp tối ưu hay không?

Bước tiếp theo, lựa chọn và đánh giá ngân hàng mục tiêu. Lựa chọn ngân hàng mục tiêu nào là phù hợp với mục tiêu đã đề ra. Muốn tránh ra sai sót trong q trình lựa chọn, ngân hàng chào mua phải đặt ra tất cả các câu hỏi, các tình huống, các phân tích liên quan đến ngân hàng mục tiêu.

Sản phẩm của hoạt động M&A là sản phẩm đặc biệt, không phải việc lựa chọn ngân hàng mục tiêu nào tốt nhất để mua mà chỉ cần lựa chọn đối tượng phù hợp với định hướng kinh doanh và mục tiêu đề ra như ban đầu. Điều này cũng có nghĩa là việc đánh giá khả năng hợp lực và hòa hợp giữa các chủ thể tham gia trong hoạt động M&A vẫn là vấn đề quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)