Ngân hàng lớn sáp nhập và mua lại ngân hàng nhỏ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73)

3.1 XU HƢỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH NHTM QUA

3.1.2.2 Ngân hàng lớn sáp nhập và mua lại ngân hàng nhỏ

Đây sẽ là xu hướng sẽ có nhiều khả năng xảy ra nhất trong giai đoạn sắp tới, khi các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế khắc nghiệt như hiện nay và trong thời gian sắp tới. Các ngân hàng lớn cũng đang ngấm ngầm chạy đua chuẩn bị chiến lược mua lại các ngân hàng nhỏ hơn để mở rộng thị trường.

+ Hình thức sáp nhập các ngân hàng lớn với các ngân hàng nhỏ diễn ra như sau:

- Giai đoạn đầu, các ngân hàng lớn sẽ tham gia góp vốn, liên doanh, liên kết và trở thành cổ đông chiến lược với các ngân hàng nhỏ hơn.

- Giai đoạn tiếp theo, các ngân hàng lớn sẽ tiến hành sáp nhập, mua lại các ngân hàng nhỏ hơn.

+ Những ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện: - Ưu điểm

Các ngân hàng lớn trước hết sẽ trở thành cổ đông chiến lược trong các ngân hàng nhỏ hơn để nâng cao năng lực điều hành và tài chính đồng thời trợ giúp kỹ thuật trong các lĩnh vực như quản trị ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bán buôn, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Vì các ngân hàng nhỏ vẫn cịn đất sống và phát triển, chưa khai thác hết tiềm năng cũng như lợi thế của mình thì các ngân hàng lớn sẽ chưa tính đến việc sáp nhập hay mua lại. Các ngân hàng lớn sẽ nghĩ đến việc mua lại, sáp nhập khi các ngân hàng nhỏ khơng cịn nguồn lực để khai thác thị trường cũng như tiềm năng của mình.

- Những khó khăn khi thực hiện:

Các ngân hàng nhỏ và các ngân hàng lớn có những dịng sản phẩm khác nhau, phân khúc thị trường không đồng nhất, văn hóa làm việc khác nhau, việc về sống “chung dưới một mái nhà” giai đoạn đầu sẽ rất khó khăn để tạo ra sự hòa hợp và đạt được những giá trị như mong muốn.

+ Giá trị cộng hưởng sau hoạt động M&A

- Giá trị cộng hưởng hoạt động: Khả năng làm giá lớn hơn xuất phát từ việc giảm bớt cạnh tranh và nâng cao thị phần, dẫn tới thu nhập từ hoạt động và lợi nhuận

cao hơn. Đặc biệt, các ngân hàng lớn có được nguồn khách hàng, các chi nhánh, nhân sự ở những phân đoạn thị trường mà các ngân hàng nhỏ đã xây dựng.

- Giá trị cộng hưởng tài chính: thể hiện dưới dạng luồng tiền lớn hơn và chi phí huy động vốn thấp hơn hoặc cả hai. Cụ thể, có thể khai thác nguồn tiền gửi dư thừa từ các ngân hàng nhỏ để thực hiện các dự án cho vay của mình, đồng thời ngược lại, ngân hàng lớn sẽ đầu tư vào các dự án mà các ngân hàng nhỏ không đủ vốn để đầu tư hoặc bị khống chế các tỷ lệ an toàn về vốn của Ngân hàng Nhà Nước.

Các ngân hàng lớn tiến hành mua các ngân hàng nhỏ vì các lợi ích về thuế, ví dụ các ngân hàng lớn tận dụng các lợi thế về thuế để ghi tăng tài sản của ngân hàng bị mua hoặc sử dụng được khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh thuần để giảm bớt thu nhập. Các ngân hàng có lãi mua một ngân hàng đang thua lỗ để giảm bớt gánh nặng về thuế, hoặc tăng mức khấu hao tài sản nhờ đó tiết kiệm chi phí thuế và tăng giá trị doanh nghiệp.

3.1.2.3 Các ngân hàng cùng quy mơ (lớn, trung bình) và cùng chiến lƣợc phát triển sáp nhập với nhau

Theo mơ hình này, các ngân hàng cùng quy mơ (trung bình, lớn) sẽ bắt tay hợp tác với nhau, xu hướng này đã xảy ra ở các nước Châu Mỹ, Châu Âu, và hiện nay bắt đầu ở Châu Á. Khi mà thị trường tài chính ngân hàng đạt được mức phát triển tương đối ổn định, các nguồn lực được khai thác một cách tương đối tồn diện thì xu hướng sáp nhập các ngân hàng cùng quy mô xảy ra. Ví dụ: NHTMCP Sài Gịn Thương Tín và NHTMCP Á Châu, hay Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam sáp nhập lại sẽ tạo ra những ngân hàng đủ lớn tăng khả năng cạnh tranh với các tập đồn tài chính quốc tế.

+ Các ngân hàng cùng quy mô, cùng chiến lược phát triển trong hoạt động sáp nhập M&A được thực hiện như sau:

- Nắm giữ cổ phiếu chéo với nhau thơng qua hoạt động góp vốn liên doanh, đầu tư mua cổ phần và hợp tác liên kết trong nhiều lĩnh vực như tín dụng, sản phẩm thẻ, cơng nghệ thông tin….

hàng hùng mạnh hơn.

+ Những ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện này:

- Ưu điểm: Sản phẩm của các ngân hàng này khá đồng nhất, văn hóa và quy trình làm việc tương đồng, việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng gần giống nhau nên việc sáp nhập các ngân hàng cùng quy mơ sẽ thuận lợi, tốn ít thời gian và chi phí cho hoạt động sáp nhập.

- Những khó khăn khi thực hiện:

Mơ hình này có khả năng thực hiện, khi nền tài chính phát triển khá cao và ổn định. Các nguồn lực được khai thác triệt để, thị trường đã khai thác hiệu quả và đạt đến mức bảo hịa cần có sự sáp nhập của các ngân hàng để giảm chi phí hoặc tăng cường khả năng bành trướng sang những thị trường mới hơn để khai thác.

Việc đàm phán cho hoạt động sáp nhập ngân hàng giữa các nhà quản trị sẽ khó khăn hơn do ai cũng có thế mạnh của mình và khơng muốn đánh mất vị trí hiện tại.

+ Giá trị cộng hưởng sau hoạt động M&A:

- Giá trị cộng hưởng hoạt động: Tiết kiệm được chi phí nhờ tăng quy mơ do cắt giảm được các yếu tố trùng lắp như mạng lưới chi nhánh như hiện nay, cắt giảm chi phí, do giảm nhân sự, tập trung nguồn lực cho nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực tốt hơn. Tăng cường khả năng khai thác thị trường, bành trướng và tập trung quyền lực.

- Giá trị cộng hưởng tài chính: Tăng lợi thế về quy mơ do đó tăng cường khả năng đầu tư vào các dự án lớn, nguồn tài chính dồi dào từ nguồn vốn tự có và khả năng khai thác thị trường lớn từ đó tăng cường tính cạnh tranh, tính linh hoạt và năng động, phản ứng kịp thời với những thay đổi của thị trường.

Hình 8: Thực tế nắm giữ cổ phần chéo giữa các ngân hàng trong nƣớc.

3.1.2.4 Sáp nhập xuyên biên giữa các tổ chức tài chính nƣớc ngồi với các ngân hàng trong nƣớc

Trong giai đoạn vừa qua, một số các ngân hàng nước ngoài đã mua cổ phần của các NHTMCP trong nước để trở thành cổ đơng chiến lược, điều này hồn tồn phù hợp với xu hướng quốc tế. Các nước trong khu vực như Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan đều đã bước giai vào giai đoạn thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp thơng qua hình thức các ngân hàng nước ngồi mua phần lớn cổ phần của các ngân hàng trong nước, trong đó Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ 100% cổ phiếu của các ngân hàng trong nước, Philippines là 50% và Malaysia là 30%. Các quốc gia này khẳng định sự ảnh hưởng tích cực đối với sự đóng góp của các ngân hàng nước ngoài, tuy nhiên ngân hàng trong nước vẫn là hạt nhân cho sự phát triển một nền tài chính ổn định bởi các ngân hàng trong nước sẽ thực hiện các chính sách tài chính tiền tệ của quốc gia, các ngân hàng nước ngồi chỉ vì một mục đích duy nhất là tìm kiếm lợi nhuận một cách cao nhất. Để tự do hóa tài chính hồn tồn, chỉ có một phương

pháp duy nhất là các ngân hàng trong nước phải chiếm phần lớn các thị trường trong nước và đủ mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngồi, thơng qua một con đường duy nhất là hợp nhất các ngân hàng trong nước lại với nhau.

Trong bối cảnh tự do hóa tài chính theo lộ trình của WTO, Việt Nam cũng sẽ khơng tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt đó và xu hướng sáp nhập xuyên biên là kết quả tất yếu bởi vì các ngân hàng nước ngồi ưu chuộng việc mua lại các ngân hàng trong nước thay vì thành lập ngân hàng mới để tiết kiệm chi phí và thời gian gia nhập thị trường khi luật pháp Việt Nam cho phép.

+ Hình thức sáp nhập xuyên biên được thực hiện như sau:

- Trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng trong nước theo tỷ lệ tối đa mà Nhà nước Việt Nam khống chế.

- Tiến hành mua đứt các ngân hàng trong nước khi lộ trình tự do hóa được mở ra hồn tồn.

+ Những ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện mơ hình này: - Ưu điểm

Các ngân hàng nước ngoài tiến hành mua đứt các ngân hàng trong nước sẽ tận dụng được nguồn lực sẵn có của các ngân hàng trong nước như sản phẩm, thị trưởng sẵn có, cơ sở vật chất sẵn có. Các ngân hàng nước ngoài sẽ đỡ tốn thời gian để có được giấy phép thành lập ngân hàng, đỡ tốn chi phí tiếp thị, tìm kiếm thị trường. Thay vào đó, sẽ thay thế cách quản lý mới, phong cách phục vụ mới, quy trình mới hiệu quả, ứng dụng các thành tựu công nghệ, kỹ thuật.

Đối với thị trường tài chính trong nước, các ngân hàng nhỏ hoạt động kém hiệu quả sẽ được các ngân hàng nước ngoài mua lại, tái cơ cấu lại hoạt động và tài chính, nâng cao chất lượng phục vụ, chuyên nghiệp hơn, có mạng lưới tồn cầu, đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường nội địa. Đặc biệt, hoạt động sáp nhập xuyên biên sẽ là một cứu cánh cho hệ thống ngân hàng trong nước tránh tình trạng vỡ nợ và phá sản hàng loạt trong tình hình khủng hoảng tài chính tiền tệ xảy ra, điều này đã được chứng minh rất rõ ở các nước Châu Á trong khủng hoảng tiền tệ năm 1997.

Tạo ra sân chơi cạnh tranh, buộc các ngân hàng trong nước khơng cịn tâm lý ỷ lại mà phải liên tục cải tiến hồn thiện mình nếu khơng muốn bị thâu tóm.

+ Những khó khăn khi thực hiện

Sáp nhập xuyên biên sẽ có trở ngại lớn nhất là văn hóa làm việc khác nhau sẽ khiến cho các nhân viên bị xáo trộn đồng thời các khách hàng truyền thống sẽ khó thích ứng ngay với phong cách phục vụ mới, quy trình mới.

Sự thay đổi chính sách vĩ mơ của chính phủ đối với hoạt động của các ngân hàng nước ngồi nói riêng và các chính sách tài chính tiền tệ nói chung.

3.1.2.5 Sáp nhập ngân hàng để thành lập tập đồn tài chính ngân hàng

Các NHTM khơng chỉ cạnh tranh với nhau mà cịn cạnh tranh với các định chế tài chính khác như cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn….Việc sáp nhập để hình thành tập đồn tài chính ngân hàng sẽ đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra chuỗi giá trị mới cho khách hàng, khai thác được lợi thế tổng thể là xu thế tất yếu của thời đại để tạo ra được những lợi thế cạnh tranh mới.

Sáp nhập để hình thành tập đồn tài chính ngân hàng diễn ra như sau: - Đối với các NHTM Nhà nước

+ Nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa hình thành ngân hàng mẹ là trung tâm của tập đồn, lựa chọn các cổ đơng chiến lược cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức tín dụng có tiềm lực tài chính mạnh, cơng nghệ hiện đại, trình độ quản lý cao và có uy tín quốc tế,... mua cổ phiếu và tham gia quản lý điều hành ngân hàng.

+ Chuyển đổi các Cơng ty trực thuộc (Chứng khốn, Bảo hiểm, Cho thuê tài chính, Mua bán nợ,… ) sang mơ hình cơng ty cổ phần và thành lập tập đồn-tài chính ngân hàng.

- Đối với các NHTMCP:

+ Sáp nhập mua lại với các cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, cơng ty cho thuê tài chính và các ngân hàng khác để thành lập tập đồn tài chính ngân hàng.

Mơ hình tập đồn tài chính – ngân hàng theo hình thức thành lập một cơng ty cổ phần nắm giữ cổ phần các ngân hàng gồm các ngân hàng thương mại, các ngân hàng đầu tư được gọi Bank holding company hay một công ty cổ phần nắm giữ cổ phần của các tổ chức tín dụng, các cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn được gọi là Financial holding company. Các hình thức này đã được áp dụng ở Mỹ và Châu Âu từ những thập niên 60 và xuất hiện ở các nước Châu Á như Maylaysia, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan …..cách đây được vài năm trong quá trình củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng.

Hình 9: Mơ hình tập đồn tài chính ngân hàng

+ Những ưu điểm và những khó khăn khi thực hiện: - Ưu điểm

Các ngân hàng trong nước tiến hành sáp nhập để thành lập đồn tài chính là bước đi tất yếu khi thị trường phát triển ổn định, trên tầm cao mới và khi đó các sản phẩm tài chính gần như đồng nhất, nhu cầu của khách hàng nâng cao, yêu cầu những dịch vụ tài chính trọn gói. Các cơng ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính có quy trình và đối tượng phục vụ tương đồng, sản phẩm đa dạng, phạm vi hoạt động rộng việc sáp nhập để thành lập tập đồn tài chính ngân hàng sẽ tạo điều kiện khai thác triệt để thị trường. Hình thức này thể hiện mức độ tập trung tư bản cao nhất và tạo ra thế lực thị trường lớn nhất so với các hình thức.

động), rủi ro gia nhập thị trường mới, có thể làm tăng chi phí quản lý.

Việc sáp nhập thành tập đồn gặp trở ngại vì có q nhiều công ty, nhiều sản phẩm, và phạm vi hoạt động rộng khắp, văn hóa làm việc cũng khác nhau, có lịch sử phát triển khơng giống nhau và thương hiệu khác nhau để tập hợp lại hoạt động vì lợi ích dưới một mái nhà sẽ tốn nhiều thời gian, đòi hỏi những người lãnh đạo phải giỏi, am tường và có kinh nghiệm quản lý tập đồn tài chính.

+ Giá trị cộng hưởng sau hoạt động M&A

- Giá trị cộng hưởng hoạt động: giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng chủ sở hữu, chi phí gia nhập thị trường mới được tiết kiệm đáng kể, lợi nhuận gia tăng nhờ tìm kiếm được thị trường phát triển mới và tạo ra những sản phẩm trọn gói với quy trình khép kín, kết hợp các thế mạnh chức năng, tiết kiệm chi phí quảng cáo, chi phí R&D.

Tăng cường năng lực cạnh tranh, tính linh hoạt và năng động nhờ quy mô lớn, khả năng làm giá lớn hơn xuất phát từ việc giảm bớt cạnh tranh và nâng cao thị phần nhờ đó dẫn tới thu nhập từ hoạt động và lợi nhuận cao hơn.

- Giá trị cộng hưởng tài chính:

Với hình thức tập đồn tài chính lớn thì việc dự báo được dòng tiền và điều chuyển nguồn vốn giữa các đơn vị hiệu quả, giảm bớt việc dư thừa tiền mặt, tăng cường cơ hội đầu tư do đa dạng lượng khách hàng, giảm được các chi phí nợ vay và chi phí huy động các nguồn vốn.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư một cách dễ dàng hơn và với chi phí thấp nhất. Các hình thức sáp nhập và mua lại này đã diễn ra tại các quốc gia trên thế giới và trong khu vực, các hình thức trên có thể thực hiện song song, hoặc thực hiện lần lượt theo trình tự trên tùy vào đặc điểm của từng quốc gia. Có thể hoạt động M&A hệ thống NHTM của Việt Nam diễn ra hết tất cả các hình thức, việc lựa chọn hình thức nào tùy vào động cơ là do nhân tố thị trường hay do định hướng của Nhà nước. Hình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)