Tại Châu Âu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 38)

2.1 SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI

2.1.2 Tại Châu Âu

Một trong những điểm nóng nhất của làn sóng M&A châu Âu năm 2011 là Tây Ban Nha. Ngân hàng lớn thứ 2 của nước này là Caja Madrid đã tiến hành thương lượng sáp nhập với 5 ngân hàng nhỏ hơn. Hiện Caja Madrid chạy nước rút để cố hoàn thành các cuộc thảo luận trước 30/06/2011, thời hạn cuối cùng nhằm giành được khoản cứu trợ trị giá 99 tỷ USD từ chính phủ nước này.

Ngân hàng lớn thứ 2 Tây Ban Nha Caja Madrid đang chạy đua với thời gian để tiến hành sáp nhập với 5 ngân hàng khác. Ảnh: capitalmadrid.info

Theo yêu cầu của chính phủ Tây Ban Nha, có 45 ngân hàng, chiếm một nửa hệ thống tài chính nước này, sẽ phải tinh gọn lại còn một nửa và trong tương lai sẽ hợp nhất thành 15 ngân hàng. Theo tuyên bố của Hiệp hội ngân hàng Tây Ban Nha CECA hôm 28/05/2011, đã có ít nhất 23 ngân hàng trong danh sách đã ngồi lại với nhau bàn chuyện sáp nhập.

Các số liệu thống kê cho thấy bắt đầu từ năm 1996 đã bắt đầu bùng nổ các hoạt động M&A và đỉnh điểm nhất là vào năm 1998, diễn ra các giao dịch có giá trị nhỏ và trung bình và giai đoạn phát triển đỉnh điểm thứ hai xuất hiện vào năm 1999-2000, diễn ra các giao dịch có giá trị khổng lồ. Tổng giá trị của các giao dịch này lên đến 262 tỷ Bảng. Về số lượng, các tổ chức ngân hàng Châu Âu đã giảm từ con số 12.378 từ năm 1990 xuống còn 8.395 ngân hàng năm 1999, và theo như số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Châu Âu thì tỷ lệ giảm về số lượng các ngân hàng Châu Âu do tác động của hoạt động M&A là trung bình 5%/năm.

Năm 2011, làn sóng sáp nhập và mua lại (M&A) diễn ra trong ngành ngân hàng châu Âu là lựa chọn tối ưu cho các ông chủ ngân hàng trong bối cảnh tín dụng thắt chặt và lãi suất vay vốn dài hạn "cắt cổ". Hệ thống ngân hàng Châu Âu mới gượng dậy đôi chút hồi đầu năm, thì giờ đây đã phải đối mặt với hàng loạt cơn bão mới như lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng cao, các hợp đồng hốn đổi khả năng

vỡ nợ tín dụng mở rộng, khả năng thu hồi nợ từ trái phiếu trở nên mong manh và tình trạng thanh khoản kém.

Với những ngân hàng gặp khó khăn về vốn, tình hình càng trở nên khó khăn hơn dưới tác động của cuộc khủng hoảng ngân sách đang lan tràn khắp châu Âu: bất chấp lượng thanh khoản của gói cứu trợ do Ngân hàng trung ương châu Âu tung ra, người ta vẫn chưa thấy nhiều kết quả. Chỉ số đo lường rủi ro vỡ nợ tín dụng Itraxx vẫn tiếp tục mở rộng. Lãi suất liên ngân hàng châu Âu kỳ hạn 3 tháng vẫn tăng 10% kể từ cuối tháng 3/2011.

Do đó, xu hướng mua lại và sáp nhập (M&A) hiện được xem là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm tránh rủi ro phá sản vì vỡ nợ tín dụng và cải thiện năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng châu Âu trong giai đoạn khó khăn này.

Trong nghiên cứu gần đây, Ngân hàng Morgan Stanley cho rằng rủi ro của các ngân hàng nằm ở chỗ chi phí vốn vay gia tăng sẽ làm giảm lợi nhuận ròng. Ngay cả khi lãi suất vay dài hạn giảm thấp, thì các ngân hàng cũng khó thốt khỏi chi phí vốn vay cao. Sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay của các ngân hàng châu Âu là rủi ro mấu chốt sẽ làm trì hỗn việc trả nợ của các ngân hàng. Các ngân hàng châu Âu hiện đang nắm giữ 3,3 nghìn tỷ euro trong tổng nguồn vốn vay và 50% nguồn vốn này sẽ đáo hạn trong năm 2010 – 2012.

Ngoài ra, bối cảnh khủng hoảng nợ châu Âu bắt nguồn từ Hy Lạp sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho các ngân hàng. Vấn đề lớn nhất của Hy Lạp hiện nay là không thể thoát nợ do đồng euro giảm giá, hạn chế tăng trưởng xuất khẩu. Lối thoát duy nhất lúc này cho đồng euro, cho nền kinh tế và hệ thống tài chính ngân hàng khu vực châu Âu là chính quyền Athens phải tách khỏi khối sử dụng đồng tiền chung Euro.

Theo Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) thì hệ thống tài chính Hy Lạp vẫn bấp bênh cho tới khi tài chính cơng được tăng cường và những nguy cơ đe dọa nền kinh tế suy giảm và việc thống nhất, thực hiện M&A ngân hàng có thể là 1 lựa chọn để tăng tiếp cận với thanh khoản của thị trường, các nhà quản lý và cổ đơng nên tìm đối tác hoặc sáp nhập với các ngân hàng nước ngoài.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp sáp nhập và mua lại góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)